TS Từ Ngữ: Bí quyết sống khỏe là một “vòng tròn khép kín”; con em chúng ta đang mất gốc! – Phần 2

 

PV: Người phương Tây có câu nói rất nổi tiếng: “Bạn là những gì bạn ăn” (You are what you eat), trong khi đó, người phương Đông lại quan niệm, “bệnh từ miệng mà vào, họa từ miệng mà ra”. Theo ông, ăn uống quan trọng như thế nào?

TS Từ Ngữ: Trong vấn đề chăm sóc sức khỏe, trước đây người ta chia ra 2 yếu tố: Một là, vệ sinh ngoài cơ thể (phân, nước, rác, không khí…), hai là vệ sinh cơ thể (những yếu tố bên trong, trên thân thể), ví dụ như dạy chúng ta cách tắm, tắm đầu trước hay chân trước, tại sao phải tắm, tắm để làm gì.

Hiện nay, có nhiều kiến thức mà chúng ta đang áp dụng cho mình và cho con em chúng ta đã bị mất gốc, vì cha mẹ mất gốc nên trẻ em chỉ được dạy phần ngọn. Khi chỉ dạy cái ngọn sẽ nảy sinh nhiều vấn đề, nên người làm thế này, người làm thế kia. Trong thực tế đã có quá nhiều vấn đề đều làm từ cái ngọn, bỏ qua cái gốc.

Dinh dưỡng là khoa học, nghiên cứu về mối liên quan giữa thực phẩm và con người. Nếu ăn thực phẩm thế này thì có được sức khỏe thế này, và ngược lại. Do đó, ăn uống chính là một yếu tố cốt lõi, nền tảng của sức khỏe.

PV: Được biết ông và vợ mình vừa có một chuyến đi thăm Ấn Độ để trải nghiệm thực tế về lối sống khỏe mạnh của những bậc thiền sư sống trên núi, ông đã nhận được gì từ chuyến đi ấy?

TS Từ Ngữ: Khi những người bạn phương Tây của tôi giới thiệu rằng hãy dành thời gian để đi một chuyến đến Ấn Độ, lên một đỉnh núi, nơi những người thực hành việc tu tập nổi tiếng đang ẩn cư tại đó, họ không nói cho tôi biết rằng đến đó sẽ học được gì, họ chỉ giới thiệu cho tôi đến để tự quan sát, tự cảm nhận.

Sau một tuần ở đó, ngắm nhìn cuộc sống của họ, tôi có nhiều sự thay đổi về phương pháp suy nghĩ của mình về lối sống, cách mà chúng ta chọn điều gì quan trọng để làm trong đời mình. Trong một buổi học ở đó, họ có giảng dạy về những năng lực mà con người nên có, để có thể khỏe mạnh và thành công.
 

Ý nghĩa của từng năng lực họ đều phân tích kỹ và đưa ra các ví dụ để minh họa, tất cả những điều đó nếu áp dụng vào sức khỏe là điều rất nên làm.

Tôi cũng đã đi lên một đỉnh núi cao – nơi sinh sống của các thiền sư để học về thiền. Ngồi với một người chức sắc cao nhất ở trường phái thiền đó. Trong thời gian đó, chỉ học cách suy nghĩ thế nào là đúng, suy nghĩ thế nào là sai. Suy nghĩ của mình quyết định đến sức khỏe của mình.

Trong 8 năng lực kể trên, họ dạy khá cụ thể để người học có thể áp dụng, thực hành, ví dụ như dạy về hình ảnh con rùa sống thế nào, lúc nào thò đầu ra, lúc nào thụt đầu vào, vì sao lại thế, giống như nguyên tắc ứng xử, khi an toàn thì rùa thò đầu ra, khi bất an thì rụt đầu vào.

Năng lực đối chọi với sóng gió giúp con người biết vượt qua khó khăn. Năng lực chứa đựng, giống như biển, có thể chứa bao nhiêu nước cũng được, được coi như sự nhẫn nhịn, bao dung rộng mở…

Năng lực phân biệt, nhận biết sự khác nhau giữa các vật. Năng lực so sánh, là những nguyên tắc mỗi người bắt buộc cần phải trang bị cho chính mình, từ đó áp dụng.

Năng lực hợp tác, phối hợp với nhau như thế nào để thành công và thuận lợi hơn trong cuộc sống.
Nguồn: soha.vn

Tag: áp dụng đãchúng tadạy phần ngọnmất gốcnhiều kiến thứctrẻ em chỉ
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
TẠP CHÍ YHDP
QUAN HỆ HỢP TÁC
TVWHO
TVWHO
TVWHO
TVWHO
TVWHO
TVWHO
TVWHO
TVWHO
TVWHO
VIDEO CLIP
BACK TO TOP