Vắc xin dành cho những người mắc bệnh mạn tính

29/11/2016

Vắc-xin là một bước quan trọng trong việc bảo vệ người trưởng thành chống lại các bệnh nghiêm trọng, đôi khi gây chết người. Ngay cả khi bạn đã được chủng ngừa khi còn nhỏ, sự bảo vệ từ một số loại vắc-xin có thể giảm đi hay vi rút hoặc vi khuẩn đã thay đổi vì thế sức đề kháng của bạn không còn đủ mạnh. Khi bạn già đi, bạn cũng có thể có nguy cơ bị các bệnh mà có thể phòng ngừa bằng vắc xin do điều kiện tuổi tác, công việc, sở thích, du lịch, hoặc tình trạng sức khỏe của bạn.

CDC khuyến cáo rằng tất cả người trưởng thành nên tiêm các vắc-xin sau đây:

 – Tiêm vắc xin cúm mỗi năm để bảo bạn khỏi bệnh cúm theo mùa

–  Vắc xin Td cứ mỗi 10 nămđể bảo vệ bạn khỏi bệnh uốn ván

–  Vắc xin Tdap một lần thay vì vắc xin Td để bảo vệ bạn khỏi bệnh uốn ván và bạch hầu, ho gà và trong suốt thời gian thai kì.

Các loại vắc-xin khác khuyến cáo cho một người trưởng thành được xác định bởi các yếu tố như tuổi tác, lối sống, công việc, tình trạng sức khỏe và vắc xin bạn đã sử dụng trong quá khứ. Có thể phòng được các bệnh như: bệnh zona, u nhú ở người (có thể gây ung thư), bệnh viêm phổi, viêm màng não, viêm gan A và B, bệnh thủy đậu, bệnh sởi, quai bị và rubella.

Người mắc bệnh mãn tính có nhiều khả năng bị các biến chứng có thể phải nằm viện và thậm chí dẫn đến tử vong từ các bệnh mà có thể phòng được bằng vắc xin. Hãy nói với bác sĩ để đảm bảo rằng bạn luôn được cập nhật những loại vắc xin được khuyến cáo cho bạn. Dưới đây là một số loại vắc xin đc CDC khuyến cáo dành cho bệnh nhân mắc bệnh mạn tính thường gặp bao gồm tim, phổi và tiểu đường.

Bệnh tim

Những người có bệnh tim, hoặc những người đã bị đột quỵ, có nguy cơ cao bị biến chứng bệnh nghiêm trọng do cúm, bao gồm tình trạng xấu đi của bệnh tim của họ. Người bị bệnh tim có nguy cơ nhập viện cao gấp 3 lần  gần gấp ba lần do cúm so với những người không bị bệnh tim.

CDC khuyến cáo những người bị bệnh tim nên tiêm vắc xin cúm hàng năm. Họ cũng nên tiêm vắc xin phế cầu khuẩn, một lần đối với người trưởng thành trước 65 tuổi và sau đó thêm hai liều khi ngoài 65 trở lên. 

Bệnh phổi

Những người bị bệnh hen suyễn, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD), hoặc các tình trạng khác có ảnh hưởng đến phổi sẽ có nguy cơ cao bị biến chứng từ bệnh cúm thậm chí là tình trạng nhẹ và triệu chứng được kiểm soát . Khi người bị hen suyễn và COPD thường có đường hô hấp nhạy cảm, viêm nhiễm do cúm có thể gây ra các cơn hen suyễn hoặc làm cho bệnh hen suyễn và COPD có các triệu chứng tồi tệ hơn. Những người có bệnh hen suyễn, COPD, hoặc các tình trạng khác có ảnh hưởng đến phổi có nhiều khả năng phát triển bệnh viêm phổi và các bệnh về đường hô hấp khác sau khi mắc bệnh cúm hơn những người không có những tình trạng này.

Hãy hỏi bác sĩ của bạn mà vắc-xin là đúng cho bạn

CDC khuyến cáo những người bị hen suyễn, COPD, hoặc các tình trạng khác có ảnh hưởng đến phổi nên tiêm vắc xin cúm hàng năm. Nếu bạn có bệnh về phổi, bạn cũng nên tiêm vắc xin phế cầu khuẩn – một lần khi đã trưởng thành và trước 65 tuổi, và sau đó hai liều tiếp theo khi 65 tuổi hoặc già hơn. Bác sĩ có thể đưa thêm lời khuyên về vắc xin bổ sung dựa trên lối sống, thói quen du lịch, và các yếu tố khác. 

Bệnh tiểu đường

Những người bị tiểu đường loại 1 (Type 1) hay loại 2 (tuyp 2) có nguy cơ cao lây nhiễm vi rút viêm gan B. Viêm gan B có thể lây lan thông qua việc sử dụng chung máy đo đường huyết, que thử hoặc các thiết bị chăm sóc bệnh tiểu đường khác như bơm tiêm Insulin. Đái tháo đường cho dù là loại 1 hay loại 2, cũng có thể làm suy yếu khả năng của hệ miễn dịch để chống lại bệnh cúm. Những người bị bệnh tiểu đường, thậm chí nếu được quản lý tốt, có nhiều khả năng mắc các biến chứng từ bệnh cúm như viêm phổi có thể dẫn đến nhập viện hơn so với những người bị bệnh tiểu đường.

CDC khuyến cáo những người bị bệnh tiểu đường nên tiêm vắc xin phế cầu khuẩn, một lần trước khi 65 tuổi và thêm hai liều khi hơn 65 tuổi hoặc già hơn, một vắc xin cúm hàng năm và văc xin viêm gan B khi đang trong độ tuổi 19 và 59. Nếu từ 60 tuổi trở lên, hãy nói chuyện với bác sĩ của bạn để xem bạn có nên chủng ngừa vắc xin viêm gan siêu vi B hay không.

Theo CDC.gov


Tag: bạnbằng vắc xinbệnhbệnh mãn tínhbiến chứngđặc biệt quan trọng đốihãykhuyến cáoloại vắc xinngườingười trưởng thành để giúp tránh lâytấtthểthể phòng ngừatìm hiểutruyền bệnhvắc-xin
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
TẠP CHÍ YHDP
QUAN HỆ HỢP TÁC
TVWHO
TVWHO
TVWHO
TVWHO
TVWHO
TVWHO
TVWHO
TVWHO
TVWHO
VIDEO CLIP
BACK TO TOP