TS Từ Ngữ: Bí quyết sống khỏe là một “vòng tròn khép kín”; con em chúng ta đang mất gốc! – Phần 5

 
PV: Nhiều người rơi vào tình trạng bận rộn, ăn uống trong vội vã, không còn thời gian tập thể dục, ông có kinh nghiệm nào để cân bằng việc này không?
TS Từ Ngữ: Gần đây, tôi nhìn lại cuộc đời mình, rồi so sánh với lối sống của bộ đội ngày xưa. Tại sao lại quy định mỗi tháng ăn 18kg, 1,5kg thịt, rồi rau xanh. Tại sao quy định 5h sáng dậy tập thể dục, nghỉ trưa từ 11h30 -13h30. Trưa họ mang cặp lồng cơm đi ăn. Làm việc đến 16h20, rồi lại tiếp tục tập thể dục. Sau đó ăn cơm tối và nghỉ ngơi, đọc báo. Tiếp tục vận động, rồi đúng 10h đi ngủ. Tôi nghiệm ra rằng, đó chính là một lối sống ổn định, có giờ giấc, ăn uống có liều lượng.
Sau đó tôi ý thức rằng, việc quản lý thời gian của mình là vô cùng quan trọng. Vì mỗi người đều có quỹ thời gian như nhau. Mình có từng đó thời gian để làm việc và thực hiện các đầu việc của cá nhân. Bạn phải tự cân đối thời gian. Người muốn khỏe mạnh phải ngủ đủ, giả sử là 8 tiếng, nếu ai chọn cách ngủ 4 tiếng (chỉ 1 nửa so với thông thường) thì đó là lựa chọn của họ.
Ví dụ thời gian ăn, bạn sẽ ăn trung bình trong thời gian 30 phút/bữa là phù hợp, nhưng nếu bạn ăn trong 5 phút cũng không sao, nhưng bạn sẽ phải chấp nhận mình bị đau dạ dày, có các vấn đề về tiêu hóa, hấp thụ.
Không những thế, muốn tiêu hóa hấp thụ tốt, phải tạo không khí ăn sao cho ngon, dễ chịu, phải có người ngồi ăn cùng, tạo ra không khí vui vẻ, để việc ăn uống được chậm rãi, kỹ lưỡng.
Mỗi ngày có 8 tiếng làm việc, nếu bạn làm việc 10 tiếng thì bạn sẽ không còn thời gian chơi thể thao nữa. Đó là sự chọn hoàn toàn thuộc về cá nhân. Cái quan trọng nhất là điều gì là bắt buộc phải chọn. Cái gì quan trọng hơn thì chọn làm trước, cái ít quan trọng thì làm sau nếu có thời gian.
Tất nhiên sẽ có những ngày ngoại lệ, mình không tuân thủ thời gian biểu và thói quen, trong ăn uống cũng như tập thể thao, nhưng sau đó sẽ lại phải quay về quỹ đạo. Chúng ta không phải là những cái máy, nên có thể có lúc nọ lúc kia. Nhưng chúng ta sẽ hướng về sự ổn định.
Trong cuộc sống, điều quan trọng chúng ta cần phải làm cho được, đấy chính là sự cân bằng. Cần cân bằng trong ăn uống, tập luyện, làm việc, vui chơi giải trí, mọi thứ. Thiếu bất kỳ thứ gì đều không tốt.
Dành một phần rất nhỏ để giải tỏa stress, bằng cách thực hiện các đam mê của mình. Đam mê khác với nghĩa vụ. Nghĩa vụ của mình là phải ăn, ngủ, tập luyện.
Muốn biết nghĩa vụ là gì, thì phải trả lời câu hỏi rằng, con người sinh ra để làm gì? Là sinh ra và lớn lên, học tập, kiếm tiền nuôi gia đình, chăm sóc bố mẹ, để đạt được mục tiêu cuộc sống, bạn phải lập cho mình những kế hoạch.
Nghĩa vụ đầu tiên quan trọng có thể nói là giấc ngủ. Nên ngủ đủ, ngủ đúng.
Nghĩa vụ tiếp theo là ăn, ăn thế nào cho đúng, ăn 3 bữa, lựa chọn thực phẩm, thời gian ăn, tốc độ ăn và các yếu tố liên quan khác. Thế giới này tranh cãi rất nhiều về số lượng các bữa ăn, tại sao lại ăn mỗi ngày 3 bữa. Tại sao không ăn một bữa. Vì nó liên quan đến cơ chế hoạt động của dạ dày, liên quan đến độ tuổi và nhu cầu hoạt động cụ thể của mỗi người.
Trẻ con mới sinh, bú liên tục 2h một lần, khi lớn hơn thì ăn 3 bữa chính và các bữa bổ sung. Số bữa ăn của chúng ta sẽ đi từ nhiều đến ít, dần dần tiệm cận đến mức ngày 3 bữa. Năng lượng của mỗi độ tuổi đều khác nhau nên số bữa ăn sẽ khác nhau.
Trẻ ăn nhiều bữa nhưng độ đậm đặc trong thức ăn ít hơn nên ăn phải ăn nhiều bữa. Thức ăn của trẻ nước là chủ yếu nên hàm lượng calo sẽ ít hơn, nên phải ăn nhiều bữa. Còn người lớn ăn 3 bữa nhưng có đủ chất thì sẽ duy trì đủ lượng calo cần thiết.
 
PV: Các nghiên cứu chỉ ra rằng, bên cạnh dinh dưỡng và vận động, lối sống cá nhân có tầm ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và tuổi thọ. Cá nhân ông thực hiện việc này thế nào?
TS Từ Ngữ: Lối sống cá nhân của tôi bao gồm ăn uống lành mạnh, ngủ đủ. Nếu đêm nào mất ngủ thì hôm sau ngủ bù, hoặc đi ngủ sớm. Cả ngày làm việc thì đêm sẽ đi ngủ sớm.
Không sa đà vào những thứ có thể gây nghiện ngập. Ví dụ, tôi có hút thuốc, có uống rượu, vẫn có thể ham vui, có thể chiều mình một chút ở một thời điểm nào đó, nhưng không lạm dụng.
Tôi chú ý tránh stress. Vui vẻ với những thứ mình có, vui với ngôi nhà của mình, với vợ mình, với con cháu, với bạn bè, đồng nghiệp.
Tôi thích chia sẻ cho người khác, từ đó có cơ hội trao đổi và học hỏi lẫn nhau. Tôi có thú vui là đi trình bày các kiến thức của mình có cho người khác, tham gia các hội nghị khoa học. Càng chia sẻ, càng phải đọc, càng phải động não, sẽ làm cho mình trẻ ra.
Hưởng thụ cuộc sống, hòa mình vào thiên nhiên: Tôi sáng sớm đạp xe 1 vòng 20km trên bờ hồ Tây. Sống kiểu như rời khỏi gia đình, ra ngoài trời với ánh sáng nhiều hơn, ngắm những thứ xung quanh cuộc sống để tăng thêm cảm xúc và sự trải nghiệm.
Tôi chú ý đến vệ sinh chung, vệ sinh xã hội và vệ sinh thân thể. Vệ sinh xã hội hay sức khỏe tinh thần, là bạn cần biết cách chọn bạn để chơi, không chịu ảnh hưởng của môi trường xã hội, không đi sâu vào những vấn đề không đáng để quan tâm.
Vệ sinh thân thể là tắm rửa đúng cách, đi ngoài như thế nào, tắm giặt, tập thở, để đào thải các chất độc ra khỏi cơ thể, tắm là một cách để loại bỏ độc tố ngoài da. Vệ sinh răng miệng, giảm các vấn đề cao răng, bệnh răng miệng.
 
PV: Ở những người sau tuổi trung niên và cao tuổi, chuyện tình dục có tác động đến sức khỏe nhiều không, thưa ông?
TS Từ Ngữ: Vấn đề tình dục, với tôi, điều quan trọng nhất là tìm được sự hòa hợp giữa hai người.
Tình dục chỉ là một khía cạnh của tình yêu, không phải là toàn bộ tình yêu. Cách duy trì tình yêu sẽ có nhiều cách khác nhau. Nếu kết hợp được sự hài hòa giữa tình dục và tình yêu thì là điều tốt nhất.
Độ tuổi cũng ảnh hưởng đến tần suất tình dục, vì khi các hormone thay đổi, có người sẽ “tắt” sớm, nhưng cũng có người “tắt” muộn hơn. Dinh dưỡng, tâm lý cũng ảnh hưởng đến vấn đề tình dục. Có những vấn đề thuộc về tâm lý, ví dụ lo lắng về một vấn đề gì đó gây ra sợ hãi. Về công thức thì không có con số nào cụ thể.
Nguồn: soha.vn

Tag: 10 tiếng thì bạn8 tiếngnếu bạnthời gian chơi thể thao nữaviệc
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
TẠP CHÍ YHDP
QUAN HỆ HỢP TÁC
TVWHO
TVWHO
TVWHO
TVWHO
TVWHO
TVWHO
TVWHO
TVWHO
TVWHO
VIDEO CLIP
BACK TO TOP