Hội thảo Chiến lược đầu tư phòng, chống HIV/AIDS

Ngày 10/7, tại Hà Nội, Ủy ban Về các vấn đề xã hội phối hợp với Cơ quan phòng chống AIDS của Liên Hiệp Quốc tại Việt Nam (UNAIDS) tổ chức Hội thảo Chiến lược đầu tư phòng, chống HIV/AIDS.

 

Theo báo cáo, tính đến ngày 30/4/2014, nước ta có 219.163 người nhiễm HIV được báo cáo; hoạt động phòng, chống HIV/AIDS đã đạt được 3 giảm là giảm số trường hợp nhiễm mới HIV, giảm số nhiễm từ HIV thành AIDS và giảm số tử vong do HIV/AIDS. Đạt được kết quả này là nhờ có sự tham gia tích cực của các tổ chức, cá nhân trong việc phòng, chống HIV/AIDS, đặc biệt là có sự hỗ trợ rất lớn về kinh phí của các tổ chức quốc tế. Tuy nhiên, những năm gần đây nguồn đầu tư cho phòng, chống HIV/AIDS liên tục bị cắt giảm và chấm dứt tài trợ trong những năm tới như Dự án Quỹ Toàn cầu phòng, chống HIV/AIDS kết thúc vào năm 2016, dự án PEPFAR kết thúc vào năm 2017… nguồn của Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống HIV/AIDS cũng bị cắt giảm nghiêm trọng từ 245 tỷ năm 2013 xuống còn 85 tỷ năm 2014. Trong khi đó, các chỉ tiêu về phòng, chống HIV/AIDS ngày càng tăng cao. Đây là khó khăn và thách thức cho hoạt động phòng, chống HIV/AIDS gian đoạn tới.

 

Hội thảo Chiến lược đầu tư phòng, chống HIV/AIDS 


Thảo luận tại hội thảo, nhiều ý kiến cho rằng, đầu tư cho phòng, chống HIV/AIDS là rất cần thiết, là đầu tư cho con người, cho phát triển KT – XH, mang lại lợi ích cho cá nhân – gia đình – xã hội. Nếu không được cung cấp tài chính đầy đủ, đại dịch HIV/AIDS có thể quay lại bất cứ lúc nào với tỷ lệ HIV kháng thuốc cao và chi phí tốn kém hơn nhiều lần so với hiện nay. Các đại biểu cũng đề xuất một số giải pháp nhằm bảo đảm tài chính cho hoạt động phòng, chống HIV/AIDS thời gian tới như có lộ trình tăng nguồn ngân sách nhà nước; xây dựng đề án bảo đảm tài chính cho ARV và Methadone; các bộ, ngành bố trí kinh phí cho hoạt động phòng, chống HIV/AIDS thuộc phạm vi quản lý; các địa phương đưa nội dung phòng, chống HIV/AIDS vào kế hoạch phát triển KT – XH. Đối với nguồn viện trợ, chủ yếu ưu tiên cho các tỉnh còn khó khăn, còn các tỉnh có điều kiện kinh tế cần chủ động tự chủ tài chính cho hoạt động phòng, chống HIV/AIDS. Đồng thời, cùng với việc sử dụng hiệu quả các nguồn viện trợ và vận động các nhà tài trợ truyền thống giãn thời gian dừng viện trợ cần có chính sách huy động các nhà tài trợ mới, các đối tác mới thông qua cơ chế hợp tác song phương và đa phương…

 

Nguồn daibieunhandan.vn


Tag: chống HIV/AIDS.Cơ quan phòng chống AIDSHội thảo Chiến lược đầu tư phòngUNAIDSỦy ban Về các vấn đề xã hội
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
TẠP CHÍ YHDP
QUAN HỆ HỢP TÁC
TVWHO
TVWHO
TVWHO
TVWHO
TVWHO
TVWHO
TVWHO
TVWHO
TVWHO
VIDEO CLIP
BACK TO TOP