Những điều cần biết về bệnh loãng xương ở người lớn tuổi

 

Do đâu lại bị loãng xương

 

Loãng xương là bệnh khá phổ biến hiện nay ở người cao tuổi. Bệnh đã và đang trở thành vấn đề cần được quan tâm trong công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu trong cộng đồng nhất là ở người cao tuổi và phụ nữ sau tuổi mãn kinh. Bệnh ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe người bệnh ngoài triệu chứng đau thì gãy xương luôn là nổi đe dọa với bản thân người bệnh và gia đình.

 

Loãng xương là tiến trình tự nhiên của cơ thể, âm thầm nhưng nguy hiểm trong quá trình lão hóa, đặc trưng bởi sự mất chất xương làm cho xương trở nên dòn và dễ gãy. Thường gặp ở người cao tuổi, phụ nữ sau tuổi mãn kinh nhưng cũng có thể do một số nguyên nhân khác như cường tuyến giáp, cường tuyến cận giáp, tiểu đường, nghiện rượu, nằm điều trị lâu tại giường, dùng một số thuốc như thuốc corticoide mà bà con hay gọi là đề xa không đúng cách và kéo dài. Loãng xương do các nguyên nhân này có thể gặp ở bất kỳ lứa tuổi nào.

 

Diễn tiến của quá trình loãng xương

 

Quá trình loãng xương kếo dài trong nhiều năm, sau 30 tuổi đã bắt đầu xuất hiện quá trình mất chất xương mất khá nhiều trên 50%, thường khoảng vào tuổi 50 – 70 thì triệu chứng đau mới xuất hiện, chủ yếu ở cột sống lưng hay thắt lưng. Đau là do loãng xương làm các đốt sống trở nên dòn dễ gãy, dễ lún gây đau cột sống kéo dài thường xuyên, đau sẽ nhiều hơn khi ngồi lâu hoặc đứng lâu và đỡ đau khi nằm nghỉ. Đôi khi cũng xuất hiện những cơn cấp tính dữ dội làm cho người bệnh rất hoang mang lo sợ.

 

Sau nhiều năm tiến triển có thể gây ra biến dạng cột sống như còng lưng, vẹo cột sống. Hiện tượng lún và xẹp cột sống lưng, thắt lưng làm chiều cao giảm dần theo tuổi nghĩa là thấp đi có thể đến 10 cm.

 

Đau do loãng xương ở xương tay chân có thể gây đau, nếu có đau là do nguyên nhân khác.

 

Nhưng loãng xương ở xương tay chân có thể gây ra mối nguy hiểm khác là dễ bị gãy xương đùi, gãy đầu dưới xương cẳng tay khi té ngã hay thậm chí chỉ là cử động sai lệch như chóng tay hay xoay chân mạnh. Vì xương bị loãng rất yếu, rất dễ gãy.

 

Loãng xương ảnh hưởng nhiếu đến sức khỏe và sinh hoạt của người bệnh. Triệu chứng đau, còng lưng làm cho người bệnh gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống, sinh hoạt, công việc và cảm giác mình già hơn yếu hơn cho đến khi gãy cổ xương đùi thực sự biến người bệnh trở thành tàn phế. Vì vậy trong sinh hoạt làm việc cần cẩn thận khi đi lại nhất là những nơi trơn trợt không để bị té ngã, khi làm việc cần tránh những động tác gây chèn ép cột sống như khuân vác nặng, gập mạnh cột sống về phía trước.

 

Thường xuyên vận động để hạn chế loãng xương(Nguồn Sức khỏe & đời sống) 


Phòng ngừa loãng xương

 

Vấn đề phòng ngừa loãng xương thật sự cần thiết trên những đối tượng có nhiều khả năng mắc bệnh loãng xương như người cao tuổi, phụ nữ sau mãn kinh. Để phòng ngừa cần lưu ý một số việc sau đây:

 

1. Trong vấn đề ăn uống

 

2. Tập thể dục thể thao

 

3. Trong việc sử dụng thuốc điều trị các bệnh khác.

 

* Trong ăn uống nên ăn thêm một số chất chứa nhiều canxi như: rau xanh, tôm, cua, thịt trứng. Có thể dùng thêm sữa. Nên dùng loại sữa chứa nhiều can xi ít ngọt không béo. Những các bạn cần lưu ý không nên ăn quá nhiều dễ dẫn đến dư thừa thậm chí là béo phì.

 

* Tập thể dục thể thao đều đặn mỗi ngày. Vì thực tế cho thấy rằng những người ít vận động, không tập thể dục thể thao nhất là những trường hợp bị liệt hay phải nằm điều trị lâu tại giường thì quá trình loãng xương xảy ra nhanh hơn bình thường. Nhiều nghiên cứu đã cho tấhy rằng hoạt động thể dục thể thao vận động cơ bắp làm hạn chế quá trình mất xương và giúp tăng quá trình tạo xương. Khi luyện tập thể dục thể thao cần lưu ý một số nguyên tắc sau đây:

 

1. Vận động cơ bắp nhịp nhàn từ từ ở mức độ vừa phải, cột sống được tập linh hoạt và uyển chuyển.

 

2. Trong trường hợp đã bị loãng xương khi tập thể dục thể thao cần tránh những động tác gây hại cho cột sống như:

 

·         Trồng chuối ngược có thể làm lún xẹp đốt sống

 

·         Động tác cuối gập người nhanh về phía trước có thể làm gãy nứt đốt sống

 

·         Nhảy tại chỗ mạnh cũng có thể làm xẹp đốt sống.

 

3. Có một số loại hình thể dục như đi bộ và thể thao như bơi lội cũng có tác dụng rất tốt phù hợp sức khỏe người cao tuổi.

 

Tránh dùng thuốc có thể gây loãng xương

 

Trong việc phòng ngừa bệnh bà con cần lưu ý tránh dùng kéo dài những loại thuốc có gây ra loãng xương điển hình là thuốc có chứa corticoide mà bà con hay gọi là đề xa. Đặc biệt dưới dạng thuốc uống hay thuốc tiêm có loại tác dụng kéo dài 3 – 6 tháng. Nhiều người thích dùng vì tác dụng kéo dài này nhưng quên rằng tác hại của thuốc nếu có cũng sẽ kéo dài trong nhiều tháng. Thông thường đề xa hay bị bà con lạm dụng để chữa các chứng đau nhức khớp vì giá rẻ dễ mua mà tác dụng giảm sưng, giảm đau nhanh nhưng không thấy được hết hậu quả tai hại vô cùng của nó. Một số người lớn tuổi bị đau nhức khớp đã nghe lời mách bảo của người quen tự mua đề xa uống vô tình làm trầm trọng thêm bệnh loãng xương vốn có của mình.

 

Ngoài tác dụng chữa bệnh cot-ti-cô-ít còn có những tác dụng có hại như sau khi dùng kéo dài, liên tục và không đúng cách

 

– Giữ muối và nước gây phù, cao huyết áp, suy tim sung huyết.

 

– Teo cơ yếu cơ và loãng xương (bà con hay gọi là mục xương)

 

– Loét dạ dày nặng hơn là xuất huyết dạ dày, thủng dạ dày.

 

– Rối loạn nội tiết, rối loạn kinh nguyệt.

 

– Suy tuyến thương thận.

 

– Làm phát triển nặng thêm bệnh tiểu đường, lao phổi, cườm mắt, tăng nhãn áp.

 

– Giảm sức đề kháng nên dễ bị nhiễm trùng, nhất là nhiễm lao và nhiễm nấm.

 

– Teo da, teo cơ áp xe tại chỗ tiêm.

 

Thực ra thuốc này không điều trị hết bệnh mà chỉ làm giảm triệu chứng mà thôi. Nhưng với nhiều tác dụng phụ nguy hiểm nêu trên nhắc cho chúng ta phải hết sức thận trọng khi dùng thuốc dạng đề xa. Vấn đề cơ bản là người bệnh đau nhức cần ý thức rằng không phải chỉ có đề xa mới chữa được bệnh mà còn nhiều thuốc khác ít tác hại nhưng vẫn có tác dụng tốt. Các bạn không nên tự dùng thuốc dù đây là thuốc rất dễ mua. Bạn nên dùng thuốc dưới sự chỉ định, theo dõi, kiểm soát của bác sĩ.

 

Phát hiện sớm loãng xương

 

Để phát hiện sớm bệnh loãng xương nếu có điều kiện các bạn cần khám sức khỏe định kỳ. Bác sĩ sẽ cho bạn làm một số xét nghiệm để phát hiện sớm bệnh loãng xương và theo dõi tiến triển của bệnh, trong điều kiện hiện nay có thể làm 2 xét nghiệm là:

 

1. Chụp X quang sống và xương tay chân. Đây là xét nghiệm rẻ tiền và dễ thực hiện ở cơ sở y tế nào cũng có. Nhưng có hạn chế là khi thấy được loãng xương trên phim X quang thì bệnh đã trong giai đoạn muộn xương đã bị mất khá nhiều.

 

2. Xét nghiệm do mật độ xương giúp đánh giá được khối lượng xương có thể phát hiện loãng xương sớm hơn.

 

Ngoài ra để khảo sát bệnh hoặc tìm nguyên nhân bác sĩ cho là thêm nhiều xét nghiệm khác.

 

Lưu ý trong điều trị loãng xương

 

Vai trò của canxi khi điều trị loãng xương các bạn cần lưu ý rằng loãng xương phải được điều trị trong thời gian dài nhiều năm và các loại thuốc này hầu hết là đắt tiền như Rocaltrol. Miacalcic… thường phải kèm theo cung cấp can xi và nội tiết tố nữ khi cần thiết. Tùy theo dạng loãng xương bác sĩ sẽ hướng dẫn cho bạn cách điều trị riêng theo từng loại. Bạn không nên tự ý dùng các loại thuốc này.

 

Các thuốc điều trị loãng xương có tác dụng rất chậm và không phải là thuốc giảm đau nên tình trạng đau có thể kéo dài và lúc này bác sĩ sẽ cho dùng thêm thuốc giảm đau như: Tilcotil, Alaxan, Neo-pyrazon… các thuốc này đều có tác dụng phụ gây viêm loét dạ dày ít nhiều. Gần đây có thuốc nhiều thuốc mới ít tác hại dạ dày hon như Meloxicam nhưng vẫn không dùng được khi đã bị loét dạ dày. Tốt nhất bạn phải dùng theo chỉ định và theo dõi của bác sĩ. Đơn giản hơn bạn có thể dùng paracetamol như Efferalgan.

 

Tóm lại loãng xương là bệnh diễn ra âm thầm trong nhiều năm lúc đầu còn nhẹ bệnh không có bất kỳ biểu hiện gì nên người bệnh không biết hoặc chủ quan không lo điều trị sớm. Cho đến khi xuất hiện tình trạng đau lưng hay gãy xương thì bệnh đã quá nặng lúc này việc điều trị rất khó khăn tốn kém và ít hiệu quả.

 

Cho nên dối với bệnh loãng xương việc ngừa bệnh và phát hiện bệnh sớm là rất quan trọng nhất là những người bước vào tuổi trung niên, phụ nữ sau tuổi mãn kinh đặc biệt là những trường hợp mãn kinh sớm ở tuổi 40, những trường hợp đang dùng thuốc có thể dây loãng xương. Trong việc phòng ngừa các bạn cần lưu ý đến chế độ ăn uống, rèn luyện thân thể tập thể dục thể thao, không tự ý dùng các loại thuốc có thể gây loãng xương chỉ dùng thuốc khi có chỉ định theo dõi của bác sĩ.

 

Như vậy nếu biết cách phòng ngừa. Phát hiện sớm, điều trị sớm sẽ giúp bạn tránh được tác hại nguy hiểm của bệnh lãong xương.

 

Nguồn : Ykhoa.net

BS. PHAN HỮU PHƯỚC

Thạc sĩ Lão khoa – BV Nguyễn Trãi


Tag: loãng xươngngười cao tuổisức khỏe
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
TẠP CHÍ YHDP
QUAN HỆ HỢP TÁC
TVWHO
TVWHO
TVWHO
TVWHO
TVWHO
TVWHO
TVWHO
TVWHO
TVWHO
VIDEO CLIP
BACK TO TOP