Hội thảo những thách thức về mở rộng quy mô hỗ trợ cải thiện điều kiện vệ sinh môi trường khu vực nông thôn miền núi phía Bắc và Tây Nguyên

Ngày 24/10/2014, GS.TS Nguyễn Thanh Long, Thứ trưởng Bộ Y tế đã tham dự buổi làm việc với đại diện Ngân hàng Thế giới và tham dự hội thảo để chuẩn bị cho việc ký biên bản ghi nhớ của Dự án cải thiện điều kiện vệ sinh môi trường khu vực nông thôn miền núi phía Bắc và Tây Nguyên do WB tài trợ.

 

Tham dự Hội thảo do Bộ Y tế, Ngân hàng Thế giới và Unicef  tổ chức ngoài Lãnh đạo các Vụ/Cục thuộc Bộ Y tế còn có đại diện của các Bộ/Ngành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Tài Chính, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Ủy ban dân tộc miền núi và đại diện của các tỉnh vùng miền núi phía Bắc và Tây Nguyên.

 

Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long phát biểu tại hội thảo 


Phát biểu tại buổi họp và hội thảo, GS.TS Nguyễn Thanh Long cho biết hiện nay khu vực miền núi phía Bắc và Tây Nguyên là những nơi có tỷ lệ nhà tiêu hợp vệ sinh thấp nhất so với các vùng khác, tỷ lệ nhà tiêu hợp vệ sinh trong toàn quốc là 59,8%, trong khi đó miền núi phía Bắc (45,3%), Tây nguyên (47%). Xây dựng nhà tiêu hợp vệ sinh, chấm dứt đi tiêu bừa bãi, đóng vai trò quan trọng cải tạo điều kiện vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh, nâng cao sức khỏe người dân. Thay đổi hành vi và nhận thức của người dân về vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường là rất quan trong, làm sao để người dân thấy được vai trò của rửa tay bằng xà phòng, sử dụng các công trình, nhà tiêu hợp vệ sinh, vì vậy cần thay đổi nhận thức của cả người dân và các cấp lãnh đạo, chính quyền địa phương. Để phát huy hiệu quả hơn nữa của chương trình dự án và đảm bảo tính bền vững, cần xây dựng, thiết kế chương trình dự án dựa vào cộng đồngvới sự tham gia mạnh mẽ của người dân và các cấp chính quyền, lấy cộng đồng và người dân làm trung tâm.

 

Trong bối cảnh Chương trình mục tiêu quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường vùng nông thôn sẽ kết thúc vào cuối năm 2015, Bộ Y tế nhận thấy mục tiêu và đề xuất của dự án Ngân hàng Thế giới hoàn toàn phù hợp với định hướng ưu tiên cũng như cam kết của Chính phủ xóa bỏ tình trạng phóng uế bừa bãi đến năm 2025 và toàn bộ người dân được tiếp cận vệ sinh bền vững đến năm 2030. Bộ Y tế sẽ cam kết triển khai một chương trình quốc gia về thúc đẩy vệ sinh nông thôn giai đoạn 2015-2025 và định hướng đến năm 2030. Trong thời gian vừa qua qua Bộ Y tế rất tích cực khẩn trương làm việc với đoàn công tác của Ngân hàng Thế giới. Bộ Y tế đã thành lập Ban chuẩn bị dự án đồng thời khẩn trương xây dựng Kế hoạch hành động quốc gia về vệ sinh giai đoạn 2015 – 2025 và định hướng đến năm 2030. Bộ Y tế cam kết giao quyền trách nhiệm rất lớn cho các cán bộ của Ban chuẩn bị Dự án để đẩy nhanh việc triển khai các nhiệm vụ của dự án, Bộ Y tế sẽ mời đại diện của các Bộ Ngành, tham gia vào Ban chuẩn bị Dự án. Bộ Y tế giao Cục Quản lý môi trường y tế phối hợp chặt chẽ với các đơn vị có liên quan của Bộ và Ngân hàng Thế giới trong việc chuẩn bị Dự án đạt tiến độ đề ra.

 

Toàn cảnh hội thảo 


Phát biểu tại buổi họp và hội thảo bà Victoria Kwakwa Giám đốc quốc gia của ngân hàng thế giới tại Việt Nam và các chuyên gia của Ngân hàng Thế giới cho biết qua khảo sát thực địa và thảo luận với các cấp chính quyền địa phương khu vực miền núi phía Bắc và Tây Nguyên cho thấy hiện nay, vấn đề vệ sinh và nước an toàn đều có độ bao phủ rất thấp và thực hành vệ sinh còn nghèo nàn. Những can thiệp trước đây để thay thay đổi hành vi và điều kiện vệ sinh chưa thành công, đặc biệt ở những khu vực đồng bào dân tộc thiểu số, vùng xâu, vùng xa. Trong thời gian vừa qua kinh tế Việt Nam có nhiều bước tiến, nhưng để đảm bảo công bằng trong tăng trưởng ở Việt Nam đòi hỏi phải duy trì trọng tâm giảm nghèo ở nông thôn và cải thiện cơ hội sử dụng những dịch vụ cơ bản ở khu vực nông thôn bao gồm cơ hội sử dụng dịch vụ vệ sinh và thực hành vệ sinh phù hợp, đặc biệt ở khu vực miền núi phía Bắc và Tây Nguyên. Cần có một chương trình đủ lớn để chuyển biến thay đổi hành vi, nhận thức của người dân, với mục tiêu tập trung vào xúc tiến vệ sinh và điều kiện vệ sinh ở khu vực  miền núi phía Bắc và tây Nguyên. Chương trình được Bộ Y tế và Ngân hàng Thế giới đề xuất sẽ dựa trên những kết quả, kinh nghiệm và tận dụng một số hoạt động khác do Ngân hàng Thế giới tài trợ ở những lĩnh vực khác. Hỗ trợ của Ngân hàng Thế giới trong xây dựng và hỗ trợ Chương trình này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc chia sẻ các bài học kinh nghiệm từ những dự án nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn thành công trên toàn cầu. Ngân hàng cũng sẻ huy động các chuyên gia quốc tế hàng đầu về vệ sinh môi trường và vệ sinh cá nhân trên thế giới để hoàn thiện thiết kế và hỗ trợ Bộ Y tế triển khai chương trình Dự án thành công.

 

Các đại biểu tham dự Hội thảo đã cùng nhau thảo luận, chia sẻ các kinh nghiệm, tiến thới thống nhất các mục tiêu, phạm vi của chương trình Dự án, các chỉ số đề xuất, các cấu phần của Dự án, thời gian chuẩn bị, thời gian triển khai các giai đoạn của Dự án, tổng nguồn vốn Ngân hàng thế giới tài trợ, cơ chế phân bổ nguồn vốn, khung kết quả đạt được, sự cam kết về thể chế cũng như cam kết của các đơn vị, địa phương, Bộ Ngành tham gia Chương trình Dự án.

 

Nguồn Ban biên tập Cổng thông tin điện tử Bộ Y tế

 


Tag: 24/10/2014dự án cải thiện điều kiện vệ sinh môi trường khu vực nông thôn miền núi phía bắcđại diện ngân hàng thế giớitây nguyêntế đã tham dự buổitham dự hội thảo để chuẩnthứ trưởng bộts nguyễn thanh longviệcviệc ký biên bản ghi nhớwb tài trợ
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
TẠP CHÍ YHDP
QUAN HỆ HỢP TÁC
TVWHO
TVWHO
TVWHO
TVWHO
TVWHO
TVWHO
TVWHO
TVWHO
TVWHO
VIDEO CLIP
BACK TO TOP