Các thông tin chính về sức khoẻ môi trường ở Việt Nam


Trong vòng 50 năm qua, mức độ ô nhiễm môi trường đã tăng lên ở Việt Nam do quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa và sự phát triển của phương tiện giao thông cơ giới diễn ra với tốc độ nhanh, tạo ra ô nhiễm không khí đô thị, phát sinh chất thải rắn và chất thải nguy hại cũng như một loạt các thảm họa và tình huống khẩn cấp do con người gây ra.

           

Ô nhiễm trong khu vực đô thị chủ yếu là do các hạt rắn lơ lửng, khí đi-ô xýt lưu huỳnh (SO2), đi ô-xýt ni-tơ (NO2) và ô-xýt các-bon (CO), xăng, chì và tiếng ồn.

           

Các mối lo ngại về sức khỏe đối với tác động từ các hạt bụi, bao gồm:

•           ảnh hưởng tới quá trình hô hấp và hệ thống hô hấp

•           làm hỏng các mô phổi

•           ung thư,

•           chết trẻ

•           người già, trẻ em và người có bệnh phổi mãn tính, cúm hoặc hen, là những người đặc biệt nhạy cảm đối với ảnh hưởng của các hạt rắn.

 

Quá trình công nghiệp hóa diễn ra nhanh cũng làm ô nhiễm không khí. Bụi từ các nhà máy xi-măng bao trùm thành phố Hải Phòng, thành phố lớn thứ ba, vượt quá tiêu chuẩn chất lượng không khí quốc gia từ 3 đến 8 lần.

           

Ở Hà Nội, các chất gây ô nhiễm không khí xung quanh đã đạt tới mức báo động. Nồng độ ô-xít các-bon cao hơn từ 1,5 đến 1,7 lần so với mức cho phép, đi ô-xýt ni-tơ cao hơn từ 2,5 đến 2,9 lần, các hạt rắn có thể lắng được có hàm lượng cao hơn từ 43 đến 60 lần và hàm lượng các hạt rắn lơ lửng cao hơn từ 5 đến 10 lần.

           

Tổng lượng chất thải rắn y tế phát sinh ở Việt Nam vào khoảng 47 tấn/ngày. Nước thải phát sinh từ các cơ sở y tế khoảng 125,000 m3/ngày

Việc tiếp xúc với các chất gây ô nhiễm không khí vượt quá tầm kiểm soát của các cá nhân và đòi hỏi chính quyền các cấp, từ quốc gia tới khu vực và quốc tế phải hành động.

           

Mức ô nhiễm không khí mà càng thấp thì càng tốt cho sức khỏe đường hô hấp và tim mạch (cả trước mắt và về lâu dài) của người dân.

 

Nguồn: Tổ chức Y tế Thế giới


Tag: chất thải nguy hạicon người gây rađô thị hóakhí đô thịloạtmức độ ô nhiễm môi trường đã tăngphát sinh chất thải rắnphương tiện giao thông cơ giới diễn rasự phát triểntạo ra ô nhiễmthảm họatình huống khẩn cấptốc độ nhanhtrình công nghiệp hóaviệt namvòng 50 năm qua
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
TẠP CHÍ YHDP
QUAN HỆ HỢP TÁC
TVWHO
TVWHO
TVWHO
TVWHO
TVWHO
TVWHO
TVWHO
TVWHO
TVWHO
VIDEO CLIP
BACK TO TOP