Nâng cao sức khỏe bà mẹ

TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN CHO ĐẾN NAY

 

Tỷ suất tử vong mẹ đã giảm một cách đáng kể trong vòng hai thập kỷ qua, từ 233 ca chết trên 100.000 ca sinh sống vào năm 1990 xuống còn 69 ca chết trên 100.000 ca sinh sống vào năm 2009, giảm khoảng 2/3 số ca tử vong mẹ liên quan đến thai sản đã trở nên an toàn hơn. Việt Nam đã có nhiều nỗ lực trong việc nâng cao tiếp cận sức khỏe sinh sản cho tất cả mọi người bao gồm chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh; kế hoạch hóa gia đình; tăng cường việc sử dụng các biện pháp tránh thai hiện đại; xây dựng các chương trình, chính sách và luật pháp về sức khỏe sinh sản và quyền, cũng như các dịch vụ có chất lượng tới người nghèo và các nhóm dân số dễ bị tổn thương.

 

GIỮ VỮNG CÁC THÀNH TỰU ĐẠT ĐƯỢC

 

Mặc dù sức khỏe bà mẹ đã được cải thiện một cách đáng kể nhưng tỷ suất tử vong mẹ (MMR) vẫn không thay đổi trong giai đoạn 2006-2009. Cần nhiều nỗ lực hơn nữa nhằm đạt được Mục tiêu Thiên niên kỷ là giảm 3/4 tỷ lệ tử vong bà mẹ (xuống còn 58,3 ca chết trên 100.000 ca sinh sống).

 

© United Nations Viet Nam0Doan Bao Chau 


Vẫn còn có sự khác biệt lớn về tỷ suất tử vong mẹ giữa các vùng miền mà chúng ta cần phải giải quyết. Tỷ suất tử vong mẹ còn cao ở các khu vực miền núi và đồng bào dân tộc thiểu số. Các yếu tố về địa lý, trình độ học vấn của bà mẹ và phong tục tập quán ở vùng sâu, vùng xa thường cản trở các bà mẹ tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản.

 

Để giải quyết những vấn đề này, Việt Nam cần củng cố và nâng cao kiến thức, kỹ năng và thái độ của đội ngũ nhân viên cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh. Cần phải ưu tiên vào đội ngũ hộ sinh có kỹ năng và hệ thống chuyển tuyến tới các cơ sở y tế có thể cung cấp các dịch vụ chăm sóc toàn diện bao gồm chăm sóc sản khoa và trẻ sơ sinh. Nếu đáp ứng được các vấn đề then chốt này thì tử vong và tai biến bà mẹ sẽ giảm được một cách đáng kể.

 

Sức khỏe sinh sản

 

Đồng bào dân tộc thiểu số, thanh niên và người di cư vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận thông tin và dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, bao gồm các dịch vụ kế hoạch hóa gia đình. Các khu vực miền núi còn thiếu mạng lưới dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, cơ sở hạ tầng yếu kém và thiếu đội ngũ nhân viên y tế cũng như điều kiện làm việc chưa được đảm bảo.

 

Nghiên cứu cho thấy 1/3 thanh niên Việt Nam vẫn còn gặp trở ngại khi muốn tiếp cận thông tin và các dịch vụ sức khỏe sinh sản. Theo Điều tra Đa chỉ số (MICS) năm 2010, thanh niên chưa lập gia đình có nhu cầu tránh thai rất cao. Ví dụ, nhu cầu tránh thai chưa được đáp ứng của các nhóm thanh thiếu niên từ 15 đến 19 tuổi và từ 20 đến 24 tuổi là 35,4% và 34,6%. Vì thế, đã xảy ra tình trạng rất nhiều thanh thiếu niên, đặc biệt là thanh niên chưa lập gia đình có thai ngoài ý muốn và nạo phá thai không an toàn. Hơn nữa, tỷ lệ thanh thiếu niên sinh con là 46/1.000. Tỷ lệ này cao hơn ở các nhóm có trình độ học vấn thấp hơn, ở 20% dân số có mức sống nghèo khổ hơn và ở các nhóm dân tộc thiểu số sống ở vùng trung du miền Bắc và các khu vực miền núi cũng như các vùng nông thôn.

 

Nguồn UNDP


Tag: kế hoạch hóa gia đìnhsức khỏe sinh sảnthai sảntrẻ sơ sinhtử vong mẹ
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
TẠP CHÍ YHDP
QUAN HỆ HỢP TÁC
TVWHO
TVWHO
TVWHO
TVWHO
TVWHO
TVWHO
TVWHO
TVWHO
TVWHO
VIDEO CLIP
BACK TO TOP