Hội thảo “ Chính sách chăm sóc sức khỏe cho người lao động trong dự án luật an toàn vệ sinh lao động”

Chiều 23/10, Bộ Y tế và Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV) đã ký kết chương trình phối hợp truyền thông nâng cao chất lượng cải cách thủ tục hành chính và khám chữa bệnh.

 

Tham dự lễ ký kết về phía Bộ Y tế có PGS.TS. Nguyễn Thị Kim Tiến, Bộ trưởng Bộ Y tế; PGS. TS. Nguyễn Thị Xuyên, Thứ trưởng Bộ Y tế, lãnh đạo các Vụ, Cục, Văn phòng Bộ Y tế. Về phía Đài Tiếng nói Việt Nam có đồng chí Nguyễn Đăng Tiến, Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam; đồng chí Vũ Minh Tuấn Phó Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam; đồng chí Vũ Ngọc Anh, Phó Giám đốc Kênh VOV GTQG; đồng chí Trần Đăng Khoa Phó Bí thư Đảng ủy thường trực Đài Tiếng nói Việt nam và đại diện lãnh đạo 12 bệnh viện tham gia thí điểm chương trình.

 

Toàn cảnh hội thảo 


Theo nội dung ký kết, Bộ Y tế và Đài Tiếng nói Việt Nam sẽ hợp tác sản xuất “Bản tin 115” được phát hàng ngày trên kênh VOV Giao thông Quốc gia tần số FM 91 Mhz và trên hai trang điện tử vovgiaothong.vn và radiovietnam.vn. Đây là bản tin chuyên biệt về các hoạt động của ngành y tế, đồng hành với Bộ Y tế và các bệnh viện trong nỗ lực cải cách thủ tục hành chính, cải tiến quy trình khám bệnh, nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh cho nhân dân. Bản tin không chỉ cập nhật những tin tức thời sự về công tác quản lý, chỉ đạo điều hành của Bộ Y tế, các hoạt động khám chữa bệnh 24h giờ thông qua hệ thống camera quan sát tại các bệnh viện mà còn truyền tải hàng ngày những tấm gương thầy thuốc tiêu biểu trong công tác chăm sóc, cứu chữa cho người bệnh, trong lĩnh vực y tế dự phòng, nghiên cứu khoa học và hoạt động xã hội… qua mục “Áo Blouse trắng”. Nổi bật là bản tin “Cảnh báo nguy cơ đại dịch Ebola” đã phát sóng gần 100 số,  chương trình “FM Sức khỏe” trên tần số FM 91 Mhz – Kênh VOV Giao thông Quốc gia – với thời lượng 180 phút/ngày; hay các chương trình “Y tế và sức khỏe cộng đồng”, “Tư vấn sức khỏe người cao tuổi” trên sóng VOV2.  Bên cạnh “Bản tin 115”, Bộ Y tế và Đài Tiếng nói Việt Nam cũng phối hợp sản xuất chương trình “Phản ánh – Phản hồi 115” với hình thức tọa đàm trực tiếp vào thứ 7 hàng tuần trên làn sóng FM 91Mhz. Đây được kỳ vọng là địa chỉ để khán thính giả có thể trao đổi trực tiếp với Lãnh đạo, cán bộ của Bộ Y tế về những vấn đề nóng mà dư luận quan tâm thông qua số điện thoại đường dây nóng của VOV Giao thông Quốc gia.

 

Phát biểu tại lễ ký kết, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến khẳng định: Bộ Y tế và Đài Tiếng nói Việt Nam thống nhất ký kết Quy chế phối hợp về sản xuất và phát sóng Bản tin 115 và các chương trình liên quan trên Kênh VOV Giao thông quốc gia là sự đột phá thể hiện quyết tâm cao của Ngành Y tế, thống nhất từ Trung ương đến các bệnh viện trong công cuộc cải cách hành chính, công khai, minh bạch thông tin.

 

Phát biểu tại lễ ký kết, Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam Nguyễn Đăng Tiến vui mừng cho biết lễ ký kết đánh dấu một bước phát triển mới về hình thức truyền tải thông tin và sự sáng tạo trong việc tuyên truyền chăm lo sức khỏe nhân dân. Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam tin tưởng bản tin 115 sẽ là “Cầu nối giữa thầy thuốc và bệnh nhân”, phục vụ hiệu quả công tác khám chưa bệnh phục vụ nhân dân.

 

Ngày 23/10/2014, tại Hà Nội, Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội, Bộ Y tế và Tổ chức Y tế thế giới phối hợp tổ chức Hội thảo “ Chính sách chăm sóc sức khỏe cho người lao động trong dự án luật an toàn vệ sinh lao động”.

 

 Tham dự hội thảo có Bà Trương Thị Mai, Ủy viên BCH TW Đảng, Ông Bùi Sỹ Lợi, Phó Chủ nhiệm Ủy ban về Các vấn đề xã hội của Quốc hội,  GS. TS. Nguyễn Thanh Long , Thứ trưởng Bộ Y tế, Đại biểu Quốc hội,  đại diện của Tổ chức Y tế thế giới.

 

Hội nghị này nhằm cung cấp thông tin, chia sẻ kinh nghiệm quốc tế về chính sách chăm sóc sức khỏe người lao động; đánh giá tình hình thực hiện chính sách này tại Việt Nam hiện nay và đề xuất, kiến nghị xây dựng dự thảo Luật an toàn vệ sinh lao động.

 

Dự án Luật an toàn, vệ sinh lao động có 7 chương với 94 điều. So với quy định về phạm vi điều chỉnh của Bộ luật lao động năm 2012, dự án Luật an toàn, vệ sinh lao động quy định rộng hơn, bao quát hơn và cụ thể hơn các hoạt động về an toàn vệ sinh lao động.

 

 Đảng và Nhà nước luôn coi việc bảo đảm an toàn vệ sinh lao động là lợi ích thiết thực nhất đối với người lao động. Không đánh đổi việc phát triển kinh tế bằng mọi giá. Đối với ngành y tế, nhiệm vụ bảo vệ và chăm sóc sức khỏe người lao động được tổ chức triển khai ngay từ năm 1964 theo Điều lệ Vệ sinh, sau đó là Luật Bảo vệ và Chăm sóc sức khỏe nhân dân năm 1989;

 

Trong thời gian qua, công tác bảo vệ chăm sóc và nâng cao sức khỏe người lao động cũng đã đạt được một số kết quả nhất định. Hệ thống tổ chức y tế lao động được thành lập từ trung ương đến địa phương và tới tận các cơ sở lao động. Môi trường lao động đã bước đầu được cải thiện. Tuy nhiên công tác vệ sinh lao động, chăm sóc sức khỏe người lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp còn gặp nhiều thách thức chỉ có khoảng 10-15% số cơ sở lao động chủ yếu là doanh nghiệp lớn thực hiện đầy đủ các quy định liên quan đến bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe người lao động tại nơi làm việc; chưa có quy định đối với nhóm lao động tự do, lao động trong khu vực phi kết cấu, nông nghiệp, ngư nghiệp, làng nghề, doanh nghiệp vừa và nhỏ; Số lượng người lao động được khám sức khỏe định kỳ, khám bệnh nghề nghiệp còn thấp. Chính vì vậy, việc xây dựng Luật An toàn, vệ sinh lao động trong giai đoạn hiện nay cũng là mong mỏi của ngành y tế và có ý nghĩa hết sức quan trọng trong nỗ lực bảo vệ và chăm sóc sức khỏe người lao động – nguồn nhân lực của đất nước.

 

Đối tượng điều chỉnh của dự án Luật là người lao động đang có việc làm, bao gồm cả người lao động có quan hệ lao động được quy định tại Bộ luật lao động (thể hiện qua hợp đồng lao động), cán bộ, công chức, người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam, người lao động không có hợp đồng lao động, người sử dụng lao động và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến công tác an toàn vệ sinh lao động.

 

Dự án luật gồm hai nội dung chính là phòng chống tai nạn lao động và phòng chống bệnh nghề nghiệp. Theo đánh giá, các quy định trong dự án luật để đảm bảo an toàn lao động và phòng chống tai nạn lao động tương đối đầy đủ, chi tiết. Tuy nhiên, Bộ Y tế đánh giá các quy định về vệ sinh lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp còn chưa tương xứng, dẫn đến khó khăn cho việc ban hành các văn bản dưới luật do không có căn cứ cụ thể như các quy định về dịch vụ vệ sinh lao động, khám bệnh nghề nghiệp, giám định, điều trị, phục hồi chức năng bệnh nghề nghiệp…

 

Dự luật chưa nêu rõ trách nhiệm của ngành y tế trong vấn đề quản lý về vệ sinh lao động, bệnh nghề nghiệp; chưa có quy định cụ thể về việc quản lý các hóa chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn vệ sinh lao động ảnh hưởng tới sức khỏe người lao động.

 

Tại hội thảo, các đại biểu đã thảo luận về các chính sách trong dự án Luật an toàn, vệ sinh lao động, đặc biệt là các vấn đề về thanh tra an toàn, vệ sinh lao động, quản lý nhà nước về vệ sinh lao động; thực trạng công tác vệ sinh lao động, chăm sóc sức khỏe người lao động và phòng chống bệnh nghề nghiệp ở Việt Nam. Các ý kiến từ hội thảo góp phần hoàn thiện dự án Luật an toàn, vệ sinh lao động.

 

Phát biểu tại buổi hội thảo GS. TS Nguyễn Thanh Long – Thứ trưởng Bộ Y tế thay mặt Bộ Y tế, cảm ơn Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội , Tổ chức Y tế thế giới đã hỗ trợ Bộ Y tế trong nhiều năm qua đối với công tác bảo vệ sức khỏe người lao động.

 

Nguồn Ban Biên tập Cổng thông tin điện tử Bộ Y tế


Tag: 23/10/2014chính sách chăm sóc sức khỏedự án luật an toàn vệ sinh lao độnghà nộingười lao độngquốc hộitế thế giới phối hợp tổ chức hội thảotổ chứcủy banvấn đề xã hội
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
TẠP CHÍ YHDP
QUAN HỆ HỢP TÁC
TVWHO
TVWHO
TVWHO
TVWHO
TVWHO
TVWHO
TVWHO
TVWHO
TVWHO
VIDEO CLIP
BACK TO TOP