Rượu gây độc cho tế bào gan và nhiều người nghiện rượu nặng đã bị suy gan rồi phát triển thành xơ gan không thể hồi phục và có thể gây tử vong. Nhưng thật khó để dự đoán được uống bao nhiêu rượu thì sẽ bị xơ gan. Một số người uống một lượng lớn nhưng không bao giờ bị xơ gan, trong khi một số người không uống quá nhiều đã bị xơ gan. Đối với phụ nữ thì do một số lý do không rõ, nhưng so với nam giới thì dường như phụ nữ dễ bị tổn thương gan do rượu hơn.
5. Giảm trí nhớ
Khi lớn tuổi, não bị co lại nhiều hơn so với bình thường. Sau mỗi thập kỷ (10 năm), não sẽ giảm thể tích ở mức khoảng 1,9%. Đó được coi là bình thường. Nhưng uống quá nhiều rượu sẽ khiến cho tăng tốc độ co rút của một số vùng trọng điểm trong não, dẫn đến mất trí nhớ và các triệu chứng khác của chứng mất trí.
Uống nhiều rượu cũng có thể dẫn đến giảm sự tinh tế, suy yếu trong khả năng lập kế hoạch, ra quyết định, giải quyết vấn đề và thực hiện các khía cạnh khác của “chức năng điều hành”, là khả năng bậc cao cho phép chúng ta để tối đa hóa khả năng thực hiện các chức năng vốn có bẩm sinh của chúng ta.
Ngoài các biểu hiện “đặc hiệu” mất trí nhớ do nguyên nhân teo não, uống rượu nặng có thể gây ra thiếu hụt dinh dưỡng rất nghiêm trọng gây nên các biểu hiện khác của chứng mất trí.
6. Trầm cảm
Từ lâu, chúng ta đã biết rằng uống nhiều rượu thường đi đôi với trầm cảm, nhưng đã có những cuộc tranh luận về vấn đề điều gì đã xảy đến trước và cái nào là nguyên nhân dẫn đến cái kia – do uống nhiều rượu dẫn tới bị trầm cảm hay là do trầm cảm dẫn đến uống nhiều rượu?
Một giả thuyết cho rằng những người chán nản quay sang uống rượu trong một nỗ lực “tự trị bệnh” để giảm bớt nỗi đau tinh thần của họ. Nhưng một nghiên cứu lớn khác lại cho thấy rằng nó có thể là cách khác – đó là uống nhiều rượu dẫn đến trầm cảm.
Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng chứng trầm cảm có thể được cải thiện khi người nghiện rượu nặng đi trên các toa xe lửa hoặc xe buýt có đông người.
7. Động kinh
Uống nhiều rượu có thể gây ra chứng động kinh và có thể gây co giật, kể cả ở những người không có bệnh động kinh. Rượu cũng có thể ảnh hưởng đến tác dụng của các loại thuốc dùng để điều trị co giật.
8. Bệnh gút
Bệnh gút là do sự hình thành các tinh thể muối urat của acid uric trong khớp. Mặc dù một số trường hợp là bệnh di truyền, nhưng rượu và các yếu tố dinh dưỡng khác dường như cũng có vai trò gây nên tình trạng bệnh lý này. Rượu cũng làm bệnh gút nặng thêm.
9. Tăng huyết áp
Rượu gây rối loạn hệ thống thần kinh giao cảm, rối loạn kiểm soát sự co thắt và giãn nở của các mạch máu để đáp ứng với stress, nhiệt độ, gắng sức… Uống rượu và đặc biệt là nếu uống quá nhiều sẽ làm huyết áp tăng cao. Và lâu dài, hiệu ứng này có thể trở thành mạn tính. Huyết áp cao có thể dẫn đến nhiều nguy cơ khác cho sức khỏe, trong đó có bệnh thận, bệnh tim và đột quỵ.
10. Mắc bệnh truyền nhiễm
Uống nhiều rượu gây ức chế hệ thống miễn dịch, dẫn tới làm tăng nguy cơ cho nhiễm trùng, bao gồm cả bệnh lao, viêm phổi, HIV/AIDS và các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác (thậm chí còn có thể dẫn đến vô sinh). Những người uống nhiều rượu cũng có nhiều khả năng quan hệ tình dục mạo hiểm. “Uống nhiều rượu được gắn liền với sự gia tăng gấp 3 lần nguy cơ mắc một bệnh lây truyền qua đường tình dục”.
11. Tổn thương thần kinh
Uống nhiều rượu có thể gây ra một dạng tổn thương thần kinh được gọi là bệnh thần kinh do rượu, có thể xuất hiện cảm giác đau như bị châm kim hoặc tê ở tứ chi, yếu cơ, mất kiểm soát, táo bón, rối loạn chức năng cương dương và các vấn đề khác.
Bệnh thần kinh do rượu phát sinh bởi nguyên nhân là do rượu gây độc cho tế bào thần kinh, hoặc vì do uống nhiều rượu làm thiếu dinh dưỡng cần thiết, từ đó dẫn đến gây nguy hại các chức năng của hệ thần kinh.
12. Viêm tụy
Ngoài gây kích ứng dạ dày (viêm loét hoặc gây chảy máu dạ dày), uống nhiều rượu còn có thể gây viêm tụy. Viêm tụy mạn tính làm cản trở quá trình tiêu hóa, gây đau bụng dữ dội và tiêu chảy kéo dài và có thể không hồi phục. Một số trường hợp viêm tụy mạn tính là do bị sỏi mật, nhưng có đến 60% các trường hợp viêm tụy mạn tính là do nguyên nhân gốc từ việc uống nhiều rượu.
DS. Bùi Sỹ Thành
Nguồn suckhoedoisong.vn