HỘI THẢO KHOA HỌC “DỰ PHÒNG BỆNH THỦY ĐẬU, ZONA VÀ VI RÚT HỢP BÀO HÔ HẤP”

Ngày 06/6/2025, tại thành phố Hải Phòng, Hội Y học dự phòng Việt Nam đã tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề: “Dịch tễ học, gánh nặng bệnh tật của bệnh thủy đậu, Zona và vi rút hợp bào hô hấp”. Hội thảo quy tụ nhiều chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực y học dự phòng, truyền nhiễm, da liễu, nhi khoa và dịch tễ học đến từ các viện, bệnh viện trung ương và địa phương.

Hội thảo được chia làm 2 phiên buổi sáng và buổi chiều, với sự tham gia trình bày của các chuyên gia đến từ Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, Bệnh viện Nhi Trung ương, Bệnh viện Da liễu Trung ương, Trung tâm kiểm soát bệnh tật Tp Hà Nội và Tổng hội Y học Việt Nam.

Toàn cảnh hội thảo khoa học

Phát biểu khai mạc hội thảo, GS.TS. Phan Trọng Lân, Chủ tịch Hội Y học dự phòng Việt Nam, chia sẻ:

“Bệnh thủy đậu thường bị xem nhẹ là bệnh lành tính ở trẻ nhỏ, tuy nhiên thực tế cho thấy đây vẫn là gánh nặng đáng kể với khả năng lây lan nhanh, có thể gây biến chứng nặng nề, kể cả tử vong. Đặc biệt, vi rút Varicella Zoster sau thủy đậu có thể “ngủ đông” trong cơ thể và tái hoạt động thành bệnh Zona khi hệ miễn dịch suy yếu. Zona không chỉ gây đau đớn kéo dài mà còn làm tăng nguy cơ đột quỵ, nhồi máu cơ tim và trầm trọng thêm bệnh lý nền.

Một điểm nhấn quan trọng khác của hội thảo là vi rút hợp bào hô hấp (RSV) – nguyên nhân chính gây nhiễm trùng hô hấp cấp ở trẻ nhỏ và người cao tuổi. RSV dù đã được biết đến từ lâu nhưng mới thực sự được quan tâm sâu sắc trong vài năm gần đây do tỷ lệ mắc và tử vong cao, đặc biệt ở nhóm nguy cơ. Việt Nam đang đối mặt với thách thức lớn trong việc kiểm soát RSV do thiếu công cụ giám sát, chẩn đoán và phòng ngừa hiệu quả”.

GS.TS Phan Trọng Lân phát biểu khai mạc hội thảo

Thay mặt Ban Tổ chức, ông gửi lời cảm ơn chân thành đến các báo cáo viên, chuyên gia và toàn thể đại biểu đã tham dự và đóng góp cho sự thành công của hội thảo.

A. Phiên buổi sáng – Dịch tễ học, dự phòng và điều trị bệnh thủy đậu, zona

“Chủ đề dịch tễ học, gánh nặng bệnh tật bệnh thuỷ đậu và Zona Cơ sở khuyến cáo vắc xin thuỷ đậu, Zona” được PGS.TS Phạm Quang Thái – Phó Trưởng khoa Kiểm soát bệnh truyền nhiễm, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương trình bày.

PGS.TS Phạm Quang Thái trình bày báo cáo tại hội thảo

PGS.TS Phạm Quang Thái chia sẻ “Phòng ngừa bệnh thuỷ đậu và zona và các biến chứng là cần thiết, Bệnh Thuỷ đậu không phải bệnh đơn giản, việc dự phòng chủ động bằng 2 liều vắc xin là rất cần thiết trong bối cảnh Việt Nam, Phòng ngừa bệnh zona bằng vắc xin cho người lớn đã được khuyến cáo bởi các hiệp hội chuyên ngành, từ nhiều quốc gia trên thế giới và cả Việt Nam

Trong phiên buổi sáng, TS.BS Đỗ Thiện Hải – Phó giám đốc Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Trưởng Khoa Nội Bệnh viện Nhi Trung ương trình bày báo cáo “Đặc điểm lâm sàng, chẩn đoán và điều trị bệnh thuỷ đậu ở trẻ em”.

TS.BS Đỗ Thiện Hải trình bày báo cáo “Bệnh thủy đậu ở trẻ em”

“Bệnh Zona thường gặp ở người trên 50 tuổi và những người có suy giảm miễn dịch. Zona cấp có các tổn thương da dạng mụn nước, bọng nước thành từng đám thường kèm theo đau. Biến chứng thường gặp của bệnh là đau sau zona với tỷ lệ 5-30% bệnh nhân. Đau có thể kéo dài nhiều tháng và ảnh hưởng tiêu cực tới chất lượng cuộc sống” là một nội dung trong bài trình bày được báo cáo viên TS.BS Nguyễn Thị Hà Vinh – Phó trưởng phòng Kế hoạch Tổng hợp, Bệnh viện Da Liễu Trung Ương.

TS.BS Nguyễn Thị Hà Vinh trình bày báo cáo tại hội thảo

PGS.TS Phạm Quang Thái trình bày báo cáo về “Dữ liệu nghiên cứu tính an toàn, hiệu lực và công nghệ vắc xin ngừa Zona tái tổ hợp” nhằm phòng ngừa Zona và các biến chứng Zona cho người ≥ 50 tuổi và người ≥18 tuổi có nguy cơ cao mắc Zona, hiệu lực ngừa zona lên đến 97.2% ở người ≥50 tuổi và đạt hiệu lực phòng ngừa cao ngay cả với nhóm đối tượng có các tình trạng bệnh lý nền đi kèm.

PGS.TS Phạm Quang Thái trình bày báo cáo

TS.BS Đào Hữu Thân – Trưởng khoa Phòng chống bệnh truyền nhiễm, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Tp Hà Nội trình bày báo cáo “Chủng ngừa thủy đậu ở trẻ nhỏ tại Việt Nam, thời điểm nào là phù hợp”. TS Thân chia sẻ “Dự phòng thủy đậu từ 9 tháng tuổi với 2 liều vắc xin sẽ có hiệu lực bảo vệ suốt 10 năm. Vắc xin thủy đậu có thể tiêm đồng thời với vắc xin Sởi-Quai bị-Rubella và/hoặc nhiều vắc xin khác”.

TS.BS Đào Hữu Thân trình bày báo cáo

B. Phiên buổi chiều – Dự phòng bệnh vi rút hợp bào hô hấp (RSV) – một tác nhân gây bệnh đang nổi lên trong các bệnh lý hô hấp ở trẻ em và người cao tuổi.

TS. Ngũ Duy Nghĩa – Trưởng khoa Kiểm soát bệnh truyền nhiễm, Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương – mở đầu với chuyên đề “Dịch tễ học nhiễm RSV, gánh nặng bệnh tật và nguyên tắc phòng chống”, đưa ra bức tranh toàn cảnh về sự lưu hành và nguyên tắc chung dự phòng RSV tại Việt Nam.

TS. Ngũ Duy Nghĩa trình bày báo cáo về dịch tễ học, gánh nặng bệnh tật

và nguyên tắc phòng bệnh RSV

BS.CKII. Nguyễn Thị Thu Nga – Phó Trưởng khoa Khám thăm dò hô hấp, Trung tâm Hô hấp, Bệnh viện Nhi Trung ương – tiếp tục với bài trình bày “Điều trị và dự phòng viêm tiểu phế quản do vi rút hợp bào hô hấp”, BS Thu Nga trình bày về tổng quan nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới, lâm sàng và chẩn đoán viêm tiểu phế quản (VTPQ) do RSV và phương pháp dự phòng, điều trị bệnh VTPQ.

TS.BS Nguyễn Thị Thu Nga trình bày báo cáo tại hội thảo

Tại phiên buổi chiều, các đại biểu tham dự được GS.TS. Nguyễn Văn Kính – Phó Chủ tịch Thường trực Tổng hội Y học Việt Nam – chia sẻ thông tin về “Sử dụng kháng thể đơn dòng trong dự phòng và điều trị bệnh tại Việt Nam”, mở ra hướng tiếp cận mới trong phòng bệnh cho nhóm nguy cơ cao.

GS.TS Nguyễn Văn Kính – Phó Chủ tịch Thường trực Tổng hội Y học Việt Nam trình bày báo cáo

“Kỷ nguyên mới trong phòng ngừa vi rút hợp bào hô hấp cho trẻ nhũ nhi với kháng thể đơn dòng” được TS.BS Phan Hữu Phúc – Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương; Tổng thư ký Hội Nhi khoa Việt Nam trình bày.

TS Phúc chia sẻ “1 liều nirsevimab giúp bảo vệ trẻ nhũ nhi trong suốt mùa RSV (thường kéo dài 5-6 tháng), Các thử nghiệm lâm sàng cho thấy nirsevimab có hiệu lực CAO trong giảm tỉ lệ NTHHD cần chăm sóc y tế (> 70%) và nhập viện (>75%) ở TẤT CẢ trẻ nhũ nhi (non tháng và đủ tháng, có bệnh lý nền hay không).”

TS.BS Phan Hữu Phúc trình bày báo cáo tại hội thảo

GS.TS Phan Trọng Lân – Chủ tịch Hội Y học dự phòng Việt Nam điều hành phần thảo luận sau các phiên buổi sáng, buổi chiều thu hút được nhiều câu hỏi thực tế trong quá trình thực hành, tư vấn tiêm chủng dự phòng bệnh thủy đậu, zona và RSV.

Chủ đề thảo luận tập trung quanh vấn đề dự phòng thủy đậu, zona cùng do vi rút Varicella Zoster gây nên, tuy nhiên cơ chế gây bệnh của vi rút ở mỗi bệnh khác nhau, do vậy biểu hiện bệnh và phương pháp dự phòng khác nhau. Việc dự phòng cả thủy đậu và zona là hoàn toàn cần thiết ở nhóm đối tượng theo chỉ định và nhóm người có nguy cơ cao.

Tại Việt Nam, các phương pháp dự phòng RSV cần có nghiên cứu khoa học để chứng minh hiệu quả. Gánh nặng bệnh tật của RSV cao. Đối với vắc xin dự phòng, chỉ cần       qua khỏi cơn cấp tính đều có thể tiêm được vắc xin kháng thể đơn dòng. Cần xác định đối tượng đặc biệt có thể được tiêm vắc xin theo độ tuổi, liều lượng, cân nặng, điều kiện miễn dịch… Việc theo dõi phản ứng sau tiêm cũng rất quan trọng.

Để kết luận, GS.TS Phan Trọng Lân cảm ơn các chuyên gia, báo cáo viên, đơn vị tài trợ và toàn thể đại biểu đã quan tâm tham dự 02 phiên hội thảo khoa học.

Toàn thể đại biểu chụp ảnh lưu niệm


Tag:
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
TẠP CHÍ YHDP
QUAN HỆ HỢP TÁC
TVWHO
TVWHO
TVWHO
TVWHO
TVWHO
TVWHO
TVWHO
TVWHO
TVWHO
VIDEO CLIP
BACK TO TOP