NHỮNG LỰA CHỌN TRONG VIỆC THỰC HIỆN KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG TOÀN DIỆN VỀ SỨC KHỎE TÂM THẦN 2013-2020

Mục tiêu 1: Tăng cường chỉ đạo và điều hành một cách hiệu quả về sức khỏe tâm thần

 

Hành động:

 

1.1. Chính sách và pháp luật: Xây dựng, củng cố, cập nhập và triển khai các chính sách quốc gia, chiến lược, chương trình, pháp luật và điều lệ về vấn đề sức khoẻ tâm thần với các ngành liên quan, bao gồm các cơ chế bảo vệ và các quy trình, phù hợp với Công ước về Quyền của Người khuyết tật và các nhân quyền quốc tế khác.

 

 


Các lựa chọn thực hiện:

 

•           Thành lập một đơn vị về sức khỏe tâm thần có cơ chế phối hợp với Bộ Y tế, có trách nhiệm lập kế hoạch chiến lược, đánh giá nhu cầu, hợp tác đa ngành và đánh giá chất lượng dịch vụ.

 

•           Nâng cao nhận thức của các nhà hoạch định chính sách về các vấn đề sức khỏe và quyền con người thông qua việc chuẩn bị các bản tóm tắt khuyến nghị chính sách và các ấn phẩm khoa học và cung cấp các khóa học về vấn đề sức khỏe tâm thần.

 

•           Đưa những vấn đề về sức khỏe tâm thần và quyền lợi của người bị rối loạn tâm thần, khuyết tật tâm lý vào các chính sách y tế và chiến lược y tế bao gồm cả các lĩnh vực khác như xóa đói giảm nghèo.

 

•           Nâng cao trách nhiệm bằng cách thiết lập các cơ chế, sử dụng các cơ quan để theo dõi và phòng ngừa những hành động như tra tấn hay đối xử tàn ác, vô nhân đạo cùng các hình thức ngược đãi hay lạm dụng.

 

•           Bãi bỏ kỳ thị, phân biệt đối xử và vi phạm nhân quyền đối với những người bị rối loạn tâm thần và khuyết tật tâm lý.

 

•           Theo dõi và đánh giá sự thực hiện các chính sách và pháp luật để đảm bảo sự phù hợp với Công ước về Quyền của người khuyết tật và đưa những thông tin này vào Báo cáo cơ chế về Công ước.

 

1.2. Hoạch định nguồn lực: Hoạch định nguồn lực liên quan đến việc đo lường, dự doán và phân bổ ngân quỹ một cách tương xứng cho tất cả các bên liên quan, các nguồn lực cần thiết khác để thực hiện kế hoạch sức khỏe tâm thần dựa trên bằng chứng hành động đã thỏa thuận.

 

Các lựa chọn thực hiện:

 

•           Thu thập và sử dụng các dữ liệu về dịch tễ học và nguồn lực để xác định kế hoạch hành động và phát triển, ngân quỹ, các chương trình về vấn đề sức khoẻ tâm thần.

 

•           Thiết lập cơ chế theo dõi những chi tiêu cho vấn đề sức khoẻ tâm thần trong y tế cũng như các lĩnh vực khác như giáo dục, lao động việc làm, tư pháp hình sự và các dịch vụ xã hội.

 

•           Xác định những quỹ hỗ trợ sẵn có cho bước lên kế hoạch đối với từng hành động cụ thể để từ đó kế hoạch thực hiện được đảm bảo.

 

1.3. Phối hợp các bên liên quan: Thu hút các bên liên quan bao gồm những người bị khuyết tật tâm thần, và các thành viên gia đình họ, trong việc phát triển và thực hiện các chính sách, pháp luật và dịch vụ liên quan tới sức khoẻ tâm thần thông qua một cấu trúc/ cơ chế sẵn có.

 

Các lựa chọn thực hiện:

 

•           Triệu tập, thu hút các bên liên quan từ đó tạo nên sự đồng thuận từ tất cả các ngành vàcác bên liên quan khi lập kế hoạch và phát triển chính sách pháp luật lien quan đến vấn đề sức khoẻ tâm thần thông qua việc chia sẻ kiến thức, cơ chế hiệu quả để nâng cao phối hợp chính sách trên những lĩnh vực chính thức và không chính thức.

 

•           Xây dựng năng lực địa phương và nâng cao nhận thức của các bên lien quan về sức khoẻ tâm thần, pháp luật và nhân quyền.

 

1.4. Củng cố và nâng cao vị thế của những người mắc khuyết tật tâm thần và khuyết tật tâm lý với cộng đồng của họ: Đảm bảo những người có khuyết tật tâm thần và tâm lý được đảm nhiệm một vai trò chính thức và có thẩm quyền trong việc xây dựng, thực hiện các chính sách pháp luật và dịch vụ về sức khoẻ tâm thần.

 

Các lựa chọn thực hiện:

 

•           Cung cấp hậu cần, kỹ thuật, tài chính để nâng cao năng lực của những tổ chức đại diện cho những người có khuyết tật tâm thần và tâm lý.

 

•           Động viên và ủng hộ sự hình thành những tổ chức độc lập của người mắc khuyết tật tâm thần và tâm lý tại địa phương và quốc gia để họ có những tham gia tích cực vào việc xây dung và thực hiện chính sách, pháp luật và dịch vụ.

 

•           Những người mắc khuyết tật tâm thần và tâm lý sẽ được tham gia vào quá trình đào tạo nhân lực sẽ hoạt động trong lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ tâm thần.

 

Mục tiêu 2: Cung cấp dịch vụ sức khỏe tâm thần và chăm sóc xã hội toàn diện, tích hợp và đáp ứng cộng đồng.

 

Hành động

 

2.1 Tái tổ chức và mở rộng vùng phủ sóng dịch vụ: sử dụng một mạng lưới dịch vụ sức khỏe tâm thần, bao gồm lưu trú ngắn ngày, điều trị nội trú, ngoại trú và chăm sóc tại bệnh viện đa khoa, chăm sóc ban đầu tại các trung tâm sức khỏe tâm thần toàn diện, trung tâm chăm sóc hỗ trợ của những người có rối loạn tâm thần sống chung với gia đình họ, và được hỗ trợ nhà ở.

 

Các lựa chọn thực hiện:

•           Xây dựng kế hoạch ngân sách theo từng giai đoạn và lâu dài ở các bệnh viện tâm thần, ủng hộ các bệnh nhân rối loạn tâm thần sống cùng với cộng đồng và các thành viên trong gia đình.

 

•           Cung cấp các dịch vụ sức khoẻ tâm thần cho tất cả bệnh nhân ngoại trú và nội trú tại các bệnh viện đa khoa.

 

•           Xây dựng các dịch vụ sức khỏe tâm thần dựa vào cộng đồng, bao gồm các dịch vụ tiếp cận cộng đồng, chăm sóc hỗ trợ, chăm sóc khẩn cấp, phục hồi chức năng và hỗ trợ nhà ở.

 

•           Thành lập các nhóm liên ngành y tế tâm thần để hỗ trợ những người có rối loạn tâm thần và gia đình của họ.

 

•           Tích hợp vào các chương trình sức khỏe tâm thần vào các chương trình bệnh cụ thể như HIV / AIDS và chăm sóc bà mẹ, các chương trình sức khỏe tình dục và sinh sản.

 

•           Ủng hộ sự thành lập các dịch vụ sức khoẻ tâm thần điều hành bởi các tổ chức phi chính phủ, tổ chức tôn giáo và các nhóm cộng đồng khác.

 

•           Bao gồm các dịch vụ sức khỏe tâm thần và các loại thuốc cơ bản cho rối loạn tâm thần trong các chương trình bảo hiểm y tế và ủng hộ tài chính cho các nhóm có kinh tế khó khăn.

 

2.2. Chăm sóc và đáp ứng tích hợp: tích hợp và phối hợp toàn diện công tác phòng chống, phục hồi chức năng, chăm sóc và hỗ trợ nhằm mục đích đáp ứng cả hai nhu cầu chăm sóc sức khỏe tinh thần và thể chất, tạo điều kiện cho sự phục hồi của những người với rối loạn tâm thần tại mọi lứa tuổi.

 

Các lựa chọn thực hiện:

 

•           Khuyến khích các nhân viên y tế liên kết mọi người với các dịch vụ như là một phần của thói quen chăm sóc.

 

•           Vận động liên ngành như nhà ở, giáo dục, lao động việc làm, phúc lợi xã hội vào các chương trình dịch vụ hỗ trợ cho những người có rối loạn tâm thần.

 

•           Chăm sóc và hỗ trợ phục thông qua việc nâng cao nhận thức và đào tạo cho các nhà cung cấp dịch vụ y tế và xã hội.

 

•           Cung cấp thông tin cho những người có rối loạn tâm thần và gia đình của họ về những vấn đề như nguyên nhân và hậu quả của rối loạn tâm thần, điều trị và khả năng phục hồi, đồng thời giúp họ đạt được những hành vi, lối sống lành mạnh để nâng cao sức khoẻ và thể chất.

 

•           Đảm bảo sự sẵn có và đầy đủ của các loại thuốc dùng cho người mắc rối loạn tâm thần được đề cập trong Danh sách thuốc thiết yếu của WHO tại mọi hệ thống y tế, đảm bảo sử dụng hợp lý và cho phép nhân viên y tế được đào tạo đầy đủ để kê toa thuốc.

 

•           Đề cập phúc lợi về tinh thần của trẻ em khi cha mẹ bị bệnh nặng (đặc biệt là những cha mẹ bị rối loạn tâm thần).

 

•           Cung cấp dịch vụ và các chương trình cho trẻ em và người lớn, những người đã trải qua những sự kiện bất lợi, trong đó có bạo lực gia đình,bất ổn dân sự hoặc xung đột.

 

•           Triển khai thực hiện tiêu chuẩn Quyền chất lượng củaWHO để đánh giá và nâng cao chất lượng và nhân quyền tại các cơ sở điều trị sức khỏe tâm thần nội trú và ngoại trú và chăm sóc xã hội.

 

2.3. Sức khỏe tâm thần trong trường hợp khẩn cấp (bao gồm bị cô lập, xung đột, bạo lực, và thiên tai): làm việc với Ủy ban sức khỏe tâm thần quốc gia nhằm hỗ trợ tâm lý trong trường hợp khẩn cấp, cho phép truy cập vào các dịch vụ an toàn và hỗ trợ, bao gồm các dịch vụ giải quyết các chấn thương tâm lý và thúc đẩy phục hồi.

 

Các lựa chọn thực hiện:

 

•           Làm việc với ủy ban quốc gia về các hoạt động chuẩn bị ứng phó khẩn cấp được nêu trong các tiêu chuẩn tối thiểu của dự án Sphere về sức khỏe tâm thần và hướng dẫn của Ủy ban Thường vụ giữa các cơ quan về sức khỏe tâm thần.

 

•           Chuẩn bị cho trường hợp khẩn cấp bằng cách định hướng nhân viên y tế và cộng đồng về trợ giúp tâm lý và cung cấp cho họ thông tin sức khỏe tâm thần cần thiết.

 

•           Trong trường hợp khẩn cấp, đảm bảo sự phối hợp với các đối tác về việc áp dụng các tiêu chuẩn của dự án Sphere.

 

2.4. Hoạch định nguồn lực: Xây dựng kiến thức và kỹ năng của nhân viên y tế nói chung và nhân viên chuyên ngành nói riêng bằng cách giới thiệu chương trình về sức khỏe tâm thần vào đại học văn và chương trình đào tạo sau đại học;

 

Các lựa chọn thực hiện:

 

•           Phát triển và thực hiện các chiến lược nhằm xây dựng và củng cố nguồn nhân lực để cung cấp dịch vụ sức khoẻ tâm thần cơ sở y tế không chuyên, chẳng hạn như chăm sóc sức khỏe ban đầu và bệnh viện đa khoa.

 

•           Sử dụng hướng dẫn can thiệp mhGAP của WHO cho vấn đề sức khoẻ tâm thần, rối loạn thần kinh trong các cơ sở y không chuyên đồng thời đào tạo, giám sát tài liệu, đào tạo nhân viên y tế để xác định bệnh và cung cấp các biện pháp can thiệp dựa trên bằng chứng cho ưu tiên chăm sóc mở rộng.

 

•           Hợp tác với các trường đại học, dạy nghề để xác định và kết hợp sức khỏe tâm thần trong chương trình đào tạo đại học và sau đại học.

 

•           Đảm bảo bối cảnh dịch vụ thuận lợi cho nhân viên y tế đào tạo bao gồm nhiệm vụ rõ ràng, cơ cấu giới thiệu, giám sát và tư vấn.

 

•           Cải thiện điều kiện làm việc,tài chính và cơ hội phát triển nghề nghiệp cho các chuyên gia sức khỏe tâm thần và người lao động để thu hút và duy trì lực lượng lao động.

 

Mục tiêu 3: Thực hiện chiến lược xúc tiến cho sức khoẻ tâm thần

 

Hành động:

 

3.1. Xúc tiến và phòng chống các vấn đề sức khoẻ tâm thần: Chủ trì, phối một chiến lược đa ngành kết hợp can thiệp phổ quát nhằm: thúc đẩy sức khỏe tâm thần và ngăn ngừa rối loạn tâm thần, giảm kỳ thị, phân biệt đối xử và vi phạm nhân quyền; đáp ứng cho các nhóm dễ bị tổn thương cụ thể là trên tuổi thọ và tích hợp chiến lược nâng cao sức khỏe tâm thần quốc gia.

 

Các lựa chọn thực hiện:

 

•           Nâng cao nhận thức và học vấn của cộng đồng về sức khoẻ tâm thần, thông qua truyền thông và quảng bá phòng chống việc kỳ thị, phân biệt đối xử và tăng cường bảo vệ nhân quyền.

 

•           Cung cấp dịch vụ chăm sóc sau khi sinh cho bà mẹ mới sinh và trẻ sơ sinh, bao gồm cả các chương trình đào tạo kỹ năng làm cha mẹ.

 

•           Cung cấp các chương trình mầm non đểnhằm giải quyết các vấn đề về nhận thức, và phát triển tâm lý xã hội.

 

•           Giảm sử dụng rượu và các chất độc hại đồng thời nhấn mạnh những vấn đề bạo lực do sử dụng rượu.

 

•           Thúc đẩy tham gia công việc và chương trình tìm việc làm cho những người bị ảnh hưởng bởi rối loạn tâm thần và rối loạn tâm lý.

 

•           Thúc đẩy các điều kiện làm việc an toàn, đào tạo về sức khỏe tâm thần cho cán bộ quản lý, cung cấp các khóa học về làm thế nào cân bằng được sự căng thẳng trong công việc và chương trình sức khỏe nơi làm việc.

 

•           Thực hiện chiến lược phòng ngừa và kiểm soát các bệnh nhiệt đới.

 

•           Xây dựng chính sách và các biện pháp để bảo vệ dân số đang bị ảnh hưởng trong các cuộc khủng hoảng tài chính và kinh tế.

 

Mục tiêu 4: Nâng cao hệ thống thông tin, xây dựng bằng chứng và nghiên cứu cho sức khoẻ tâm thần

 

4.1. Hệ thống thông tin: tích hợp sức khỏe tâm thần vào hệ thống thông tin y tế thường xuyên nhằm xác định, tổng hợp, báo cáo thường xuyên, sử dụng dữ liệu sức khỏe tâm thần cốt lõi phân chia theo giới tính và tuổi tác để nâng cao tinh thần cung cấp dịch vụ y tế để đưa vào chương trình toàn cầu sức khỏe tâm thần.

 

Các lựa chọn thực hiện:

 

•           Thiết lập một hệ thống giám sát hoạt động sức khỏe tâm thần và giám sát khả năng có thể tự tử, đảm bảo hồ sơ được phân chia theo cơ sở, giới tính, tuổi và các biến số khác có liên quan.

 

•           Gắn các thông tin sức khỏe tâm thần vào các chỉ số, bao gồm cả yếu tố nguy cơ và khuyết tật, trong các cuộc điều tra dựa trên dân số quốc gia và hệ thống thông tin y tế.

 

•           Thu thập dữ liệu chi tiết từ các dịch vụ trung học và đại học ngoài các dữ liệu thường xuyên thu thập thông qua các hệ thống thông tin y tế quốc gia.

 

•           Bao gồm các chỉ số sức khỏe tâm thần trong hệ thống thông tin của các ngành khác.

 

4.2. Bằng chứng và nghiên cứu: nâng cao năng lực nghiên cứu và hợp tác học thuật với các quốc gia nghiên cứu về sức khỏe tâm thần, đặc biệt là nghiên cứu có liên quan trực tiếp đến sự phát triển và thực hiện dịch vụ và quyền con người của người bị rối loạn tâm thần. Bên cạnh đó thành lập các trung tâm với tiêu chuẩn rõ ràng, các yếu tố đầu vào của tất cả các bên liên quan bao gồm cả những người có rối loạn tâm thần và khuyết tật tâm lý xã hội.

 

Các lựa chọn thực hiện:

 

•           Xây dựng chương trình nghiên cứu quốc gia ưu tiên trong lĩnh vực sức khỏe tâm thần, dựa trên tham vấn với các bên liên quan.

 

•           Nâng cao năng lực nghiên cứu để đánh giá nhu cầu và đánh giá các dịch vụ và chương trình.

 

•           Tăng cường hợp tác giữa các trường đại học, các viện và dịch vụ y tế trong lĩnh vực nghiên cứu sức khỏe tâm thần.

 

•           Tiến hành nghiên cứu trong các bối cảnh văn hoá và địa phương khác nhau. Phát triển các phương pháp đặc trưng cho sức khỏe tâm thần xảy ra giữa các nhóm quần thể khác nhau ở các quốc gia bao gồm các yếu tố như chủng tộc / sắc tộc, giới tính, tình trạng kinh tế xã hội và địa lý (thành thị so với nông thôn).

 

•           Tăng cường hợp tác giữa các trung tâm nghiên cứu quốc gia, khu vực và quốc tế để trao đổi liên ngành nghiên cứu và các nguồn lực giữa các quốc gia.

 

•           Thúc đẩy các tiêu chuẩn đạo đức trong nghiên cứu sức khỏe tâm thần, đảm bảo rằng nghiên cứu chỉ thực hiện với sự đồng ý và thông tin của người có liên quan; các nhà nghiên cứu không nhận được bất kỳ ưu đãi, bồi thường, tiền để đổi lấy việc khuyến khích hoặc tuyển dụng những người tham gia vào nghiên cứu; nghiên cứu không được thực hiện nếu nó có thể gây hại, nguy hiểm; và tất cả các nghiên cứu phải được chấp thuận bởi một ủy ban hoạt động theo các chuẩn mực và tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế.

 

Nguồn Tổ chức Y tế thế giới


Tag: mục tiêusức khỏe tâm thần 2013 - 2020việc thực hiện kế hoạch hành động
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
TẠP CHÍ YHDP
QUAN HỆ HỢP TÁC
TVWHO
TVWHO
TVWHO
TVWHO
TVWHO
TVWHO
TVWHO
TVWHO
TVWHO
VIDEO CLIP
BACK TO TOP