Dễ tái phát mề đay mẩn ngứa khi giao mùa

Mề đay là căn bệnh phổ biến có tới 20% dân số mắc phải. Mề đay tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại gây mất thẩm mỹ và làm người bệnh rất khó chịu, ảnh hưởng rất lớn tới cuộc sống sinh hoạt. Thời điểm giao mùa cũng là thời điểm mà nhiều người mắc căn bệnh này nhất.

 

Bệnh mề đay ảnh hưởng như thế nào tới sức khỏe cũng như cuộc sống sinh hoạt?

 

Mề đay là tình trạng trên da nổi lên từng đám mụn nhiều hoặc ít, không đều, màu hồng hoặc xanh trắng. Chúng thường tự biến mất, di chuyển và rất ngứa.

 

Theo Y học hiện đại, Mề đay xảy ra do những yếu tố dị nguyên (chất gây dị ứng) như thời tiết, thức ăn, lông động vật, phấn hoa, côn trùng… tác động vào cơ thể.

 

Bệnh gặp ở mọi lứa tuổi, mọi giới nhưng thưòng gặp nhiều ở chị em phụ nữ bởi cơ thể người phụ nữ rất nhậy cảm với những tác động từ bên ngoài và mề đay thường xuất hiện ở những người mà khả năng chống đỡ của hệ miễn dịch kém, chức năng gan và thận không tốt.

 

Khi mắc căn bệnh này, người bệnh thường rất ngứa và khó chịu, liên tục có phản ứng gãi và làm cho da trầy xước dễ bị tổn thương nhiễm trùng và để lại sẹo, vết thâm, không những làm giảm tính thẩm mỹ mà còn làm ảnh hưởng nhiều tới sinh hoạt, lao động hàng ngày.


Mề đay ảnh hưởng rất nhiều tới cuộc sống sinh hoạt hàng ngày 


Vậy có phương pháp nào phòng tránh giảm tái phát hiệu quả?

 

Trên thực tế mề đay rất dễ phát hiện nhưng lại khó điều trị do khó xác định được căn nguyên cụ thể.Hiện nay việc điều trị mới chỉ tập trung vào điều trị triệu chứng bằng các loại thuốc kháng Histamin. Tuy nhiên, các loại thuốc kháng histamin này chỉ được dùng trong thời gian từ 7-10 ngày và phải tuân theo chỉ định của bác sĩ, không dùng lại đơn thuốc cũ để giảm thiểu các tác dụng phụ có hại cho gan, thận và dễ tái phát bệnh. Khi chức năng gan, thận và hệ miễn dịch yếu thì người bệnh sẽ khó chống lại các dị nguyên gây mề đay và do vậy bệnh sẽ dễ tái phát hơn và ngày càng nặng hơn. Đây chính là vòng luẩn quẩn mà các bệnh nhân mề đay, nhất là mề đay mãn tính gặp phải..


Cao nhàu, chiết xuất từ quả nhàu rất có hiệu quả trong việc điều trị mề đay 


Để điều trị mề đay dứt điểm cần phải điều trị tận gốc căn nguyên gây bệnh. Đó là việc phải tăng cường chức năng gan, thận và tăng sức đề kháng của cơ thể để chống lại các yếu tố dị nguyên xâm nhập.

 

Theo đó, người bị bệnh mề đay nên kiêng các loại thức ăn dễ gây bệnh như tôm, cua, ốc, lạc, dứa… Không nên uống rượu, bia bởi các thức uống này là các yếu tố thuận lợi cho bệnh mề đay xuất hiện hoặc tái phát. Tăng cường các sản phẩm thực phẩm chức năng có các thành phần có nguồn gốc thiên nhiên như cao nhàu, cao gan (tăng cường chức năng của gan và thận, đồng nghĩa với việc khả năng thải độc và giải độc của cơ thể) và L-carnitine fumarat (nâng cao khả năng miễn dịch của cơ thể nhờ khả năng tăng cường năng lượng tế bào giúp bảo vệ tế bào chống lại các yếu tố dị nguyên xâm nhập). Sự kết hợp của các thành phần này không những giúp cơ thể phòng tránh được mề đay tái phát mà còn rất hiệu quả trong việc hỗ trợ điều trị căn bệnh này.

 

Theo: dân trí


Tag: ảnh hưởngcăn bệnh phổ biếnkhó chịulại gây mất thẩm mỹlớn tới cuộc sống sinh hoạtmề đay tuyngười bệnhnguy hiểmnhấtnhiều người mắc căn bệnhthời điểmthời điểm giao mùatính mạngtới 20% dân số mắc phải
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
TẠP CHÍ YHDP
QUAN HỆ HỢP TÁC
TVWHO
TVWHO
TVWHO
TVWHO
TVWHO
TVWHO
TVWHO
TVWHO
TVWHO
VIDEO CLIP
BACK TO TOP