Đại hội đồng y tế thế giới khép lại kỳ họp thứ 67

Ngày 24 tháng 5 năm 2014 tại Geneva – Hội đồng Y tế Thế giới lần thứ 67 đã khép lại, sau khi áp dụng hơn 20 nghị quyết về các vấn đề y tế công cộng có tầm quan trọng trên toàn cầu. “Hội đồng Y tế đã diễn ra hết sức sôi nổi, với một số lượng kỷ lục các hạng mục chương trình nghị sự, các văn bản, nghị quyết, và gần 3.500 đại biểu đăng ký”. Tiến sĩ Margaret Chan, Tổng giám đốc của WHO cho biết “Thực trạng hiện nay đang phản ánh các vấn đề sức khỏe ngày càng phức tạp, và cần sự quan tâm sâu sắc của các đại biểu trong việc giải quyết các vấn đề này”.

 

Hội đồng Y tế Thế giới lần thứ 67 


Một số nghị quyết của Hội đồng Y tế đã được phê duyệt về các vấn đề sau đây:

 

Kháng thuốc kháng sinh

 

Các đại biểu thừa nhận mối quan tâm ngày càng tăng về vấn đề kháng thuốc kháng sinh và kêu gọi các Chính phủ tăng cường hành động quốc gia và hợp tác quốc tế. Việc này đòi hỏi sự chia sẻ thông tin về mức độ sử dụng kháng sinh ở người và động vật. Từ đó bao gồm nâng cao nhận thức của nhân viên y tế và cộng đồng dân cư về mối đe dọa của việc sử dụng thuốc kháng sinh, sự cần thiết sử dụng thuốc kháng sinh đúng cách, và tầm quan trọng của vệ sinh tay chân sạch sẽ và các biện pháp khác để ngăn ngừa nhiễm trùng.

 

Nghị quyết này kêu gọi các nước thành viên tăng cường hệ thống quản lý thuốc, hỗ trợ nghiên cứu để nâng cao thời hạn sử dụng của các loại thuốc hiện có, và khuyến khích sự phát triển các chẩn đoán và lựa chọn điều trị mới.

Theo yêu cầu, WHO sẽ phát triển một bản dự thảo kế hoạch hành động toàn cầu chống lại vấn đề kháng thuốc kháng sinh để trình bày cho Hội đồng Y tế Thế giới vào năm tiếp theo.

 

Thực hiện Quy chế y tế quốc tế (2005)

 

Bệnh sốt vàng da là một bệnh quy định tại Quy chế y tế quốc tế (2005). Quy chế nêu rõ các quốc gia có thể yêu cầu bằng chứng đã tiêm phòng từ các du khách trong những hoàn cảnh nhất định, và có biện pháp nhất định nếu một du khách không thực hiện tiêm phòng này.

 

Hội đồng Y tế đã thông qua quy định sửa đổi về chủng ngừa hoặc tái chủng ngừa bệnh sốt vàng da theo Quy chế y tế quốc tế (2005). Quy định bao gồm gia hạn hiệu lực của giấy chứng nhận tiêm phòng bệnh sốt vàng: từ 10 năm đến lên đến cả đời của người đã tiêm chủng. Các quy định sửa đổi dựa trên các khuyến nghị của Nhóm chuyên gia tư vấn chiến lược (SAGE) về chủng ngừa sau những đánh giá khoa học và phân tích các bằng chứng.

 

Các nước thành viên đã tái khẳng định cam kết mạnh mẽ và của họ trong việc thực hiện Quy chế y tế quốc tế (2005).

 

Tác động tới sức khỏe cộng đồng khi tiếp xúc với hợp chất thủy ngân hay thủy ngân: vai trò của WHO và Bộ y tế trong việc thực hiện Công ước Minamata.

 

Hội đồng Y tế Thế giới yêu cầu Ban thư ký WHO chỉ đạo những chuyên gia tư vấn giúp Bộ Y tế thực hiện Công ước Minamata. Hầu hết các hợp chất thủy ngân được phát tạo ra như kết quả hoạt động của con người, như đốt than, chất thải và khai thác khoáng sản cho thủy ngân, vàng và các kim loại khác. WHO xem xét thủy ngân là một trong mười hóa chất hoặc nhóm hoá chất được quan tâm hàng đầu bởi tác động của nó lên sức khỏe cộng đồng.

 

Công ước 2013 Minamata nhằm mục đích “bảo vệ sức khỏe con người và bảo vệ môi trường từ những chất thải tạo thành các hợp chất thủy ngân”. Các quy ước ràng buộc pháp lý sẽ có hiệu lực khi 50 quốc gia phê chuẩn Công ước. Công ước khuyến khích các nước xác định và bảo vệ tốt hơn những người có nguy cơ nhiễm bệnh từ thủy ngân và nhấn mạnh sự cần thiết cung cấp dịch vụ y tế hiệu quả cho tất cả những người bị ảnh hưởng bởi tiếp xúc với thủy ngân.

 

Giải quyết các thách thức toàn cầu về nạn bạo lực, đặc biệt là đối với phụ nữ và trẻ em gái

 

Trên thế giới, mỗi năm, có gần 1,4 triệu người tử vong vì nạn bạo lực. Trên toàn cầu, cứ ba phụ nữ thì có một người bị bạo lực về thể chất/ hoặc tình dục ít nhất một lần trong đời. Có người chết do hậu quả của bạo lực, nhưng cũng có nhiều người bị thương và chịu những hậu quả về tinh thần và thể chất.

 

Các quốc gia thành viên sẽ tăng cường vai trò của hệ thống y tế trong việc giải quyết nạn bạo lực. WHO sẽ phát triển một kế hoạch hành động toàn cầu tăng cường vai trò của hệ thống y tế quốc để giải quyết bạo lực giữa các cá nhân, đặc biệt là đối với phụ nữ và trẻ em gái.

 

Tuyên bố Chính trị Recife về nguồn nhân lực cho y tế: các cam kết mới đối với bảo hiểm y tế toàn dân

 

Tuyên bố Chính trị Recife được xây dựng và thông qua bởi Diễn đàn toàn cầu lần thứ 3 về nguồn nhân lực cho y tế, vào tháng 11 năm 2013. Bắt nguồn từ quyền tiếp cận y tế, Tuyên bố Recife nhận thức được nhân lực y tế là yếu tố trọng tâm dẫn đến bao hiểm y tế toàn dân. Tuyên bố Chính trị Recife cam kết với Chính phủ tạo điều kiện cho sự phát triển y tế với một tầm nhìn chung cùng các đối tác và khẳng định vai trò của luật WHO trên Chương trình Tuyển dụng Nhân lực Y tế giúp tăng cường nguồn lực y tế và hệ thống y tế.

 

Theo dõi báo cáo của Nhóm chuyên gia tư vấn nghiên cứu và phát triển: Tài chính và Điều phối

 

Hội đồng Y tế thông qua nghị quyết tìm kiếm giải pháp sáng tạo, bền vững để tài trợ và phối hợp nghiên cứu và phát triển y tế (R&D) cho các căn bệnh ảnh hưởng đến các nước đang phát triển. Hội đồng quyết định đi đầu về việc thực hiện cải tiến các đổi mới y tế và các dự án thí điểm R&D.

 

Nhờ quyết định này, WHO sẽ thực hiện các bước đầu tiên thiết lập chương trình đặc biệt cho nghiên cứu và đào tạo trong các bệnh nhiệt đới (TDR), thiết lập một quỹ đóng góp tự nguyện R&D đối với căn bệnh của người nghèo. Các nước thành viên WHO đã nhấn mạnh tầm quan trọng của sự phối hợp bao gồm những phát triển trong nghị quyết này.

 

Tiếp cận với các loại thuốc thiết yếu

 

Chiến lược của WHO giúp các nước cải thiện việc tiếp cận các loại thuốc thiết yếu đã được phê duyệt. Nguyên tắc cơ bản bao gồm lựa chọn một phạm vi giới hạn của các loại thuốc dựa trên cơ sở các bằng chứng tốt nhất hiện có, mua sắm hợp lý, giá cả phù hợp, hệ thống phân phối và sử dụng có hiệu quả. Danh sách các loại thuốc thiết yếu của WHO đã được công nhận là một công cụ có giá trị giúp các quốc gia xác định một tập hợp các loại thuốc thiết yếu cần phải có để cung cấp các dịch vụ chăm sóc y tế chất lượng.

 

Tăng cường hệ thống quản lý y tế

 

Quy định về các loại thuốc giúp đảm bảo các loại thuốc và sản phẩm y tế có chất lượng yêu cầu, an toàn và hiệu quả; các loại thuốc được sản xuất, lưu trữ, phân phối một cách thích hợp; sản xuất và thương mại được bất hợp pháp sẽ bị kiểm soát và ngăn chặn; chuyên viên y tế và bệnh nhân cần có các thông tin cần thiết để sử dụng thuốc hợp lý; xúc tiến và quảng cáo phải công bằng; và việc tiếp cận với các loại thuốc không bị cản trở bởi việc quy định phi lý.

 

Để cải thiện các quy định về sản phẩm y tế trên toàn cầu và đảm bảo rằng các sản phẩm y tế có chất lượng đảm bảo, cần chú trọng hơn nữa vào việc tăng cường quản lý, thúc đẩy hợp tác trong hệ thống quản lý.

 

WHA uỷ quyền WHO, phối hợp với cơ quan quản lý quốc gia, tiếp tục vai trò quan trọng trên toàn cầu quy định các loại thuốc thông qua việc thiết lập các quy tắc và tiêu chuẩn cần thiết, hỗ trợ pháp lý xây dựng năng lực và tăng cường các chương trình giám sát an toàn. Thông qua chương trình sơ tuyển của mình, WHO tiếp tục đảm bảo chất lượng an toàn và hiệu quả, ưu tiên lựa chọn thuốc thiết yếu, chẩn đoán và vắc-xin.

 

Đánh giá sự can thiệp của công nghệ và y tế trong hỗ trợ bảo hiểm y tế toàn dân

 

Nhiều quốc gia hiện nay đang thiếu năng lực trong việc đánh giá giá trị của công nghệ y tế. Đánh giá công nghệ y tế (HTA) liên quan đến việc đánh giá hệ thống các tính năng tác dụng, hoặc tác động của công nghệ y tế khác nhau. Mục đích chính của việc đánh giá là để thông báo cho các nhà hoạch định chính sách liên quan đến chăm sóc sức khỏe, và từ đó cải thiện sự tiếp thu các công nghệ mới hiệu quả. Chi tiêu lãng phí về thuốc men và các công nghệ khác đã được xác định là nguyên nhân chính của sự thiếu hiệu quả trong việc cung cấp dịch vụ y tế.

 

Sau khi thông qua Nghị quyết về HTA tại Hội đồng Y tế, WHO sẽ hỗ trợ xây dựng khả năng đánh giá công nghệ y tế trong nước. WHO sẽ cung cấp các công cụ và hướng dẫn sử dụng công nghệ y tế đồng thời tăng cường mạng lưới và trao đổi thông tin giữa các quốc gia để hỗ trợ thiết lập ưu tiên.

 

Nghị quyết y tế trong chương trình nghị sự phát triển sau năm 2015

 

Các quốc gia thành viên đã thông qua một nghị quyết y tế trong chương trình nghị sự phát triển sau năm 2015, nhấn mạnh sự cần thiết tham gia liên tục trong quá trình thiết lập chương trình nghị sự. Điều này bao gồm: cần phải hoàn thành các mục tiêu chưa hoàn thành của Chương trình Mục tiêu Thiên niên kỷ về sức khỏe phát triển, sức khỏe trẻ sơ sinh, cũng như tăng cường tập trung vào các bệnh không lây, sức khỏe tâm thần và các bệnh nhiệt đới. Nghị quyết cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của bảo hiểm y tế toàn dân và sự cần thiết phải tăng cường hệ thống y tế.

 

Trách nhiệm đánh giá thường xuyên về sự tiến bộ bằng cách tăng cường đăng ký hộ tịch, thống kê các hệ thống thông tin y tế là rất quan trọng. Các nước thành viên đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc có sức khỏe tốt là cốt lõi của chương trình nghị sự phát triển sau năm 2015.

 

Dự thảo kế hoạch hành động: Chăm sóc Sức khỏe trẻ sơ sinh

 

Kế hoạch toàn cầu đầu tiên nhằm giảm và phòng ngừa tử vong trẻ sơ sinh, chết lưu vào năm 2035. Kế hoạch kêu gọi tất cả các nước hướng tới mục tiêu: có ít hơn 10 trường hợp tử vong trẻ sơ sinh trên 1000 trẻ sinh và ít hơn 10 trường hợp thai chết lưu trên tổng số 1000 ca vào năm 2035.

 

Mỗi năm có gần 3 triệu trẻ sơ sinh tử vong trong tháng đầu tiên trong bụng mẹ và 2,6 triệu trẻ sơ sinh chết non (chết trong 3 tháng cuối của thai kỳ hoặc trong khi sinh). Hầu hết các ca tử vong có thể được ngăn ngừa bằng biện pháp can thiệp hiệu quả.

 

Các mục tiêu của Kế hoạch yêu cầu tất cả các nước đầu tư chăm sóc chất lượng cao trước, trong và sau khi sinh con cho mỗi người phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh, đồng thời nhấn mạnh nhu cầu cấp thiết ghi lại tất cả ca sinh và ca tử vong.

 

Trong ngày 23/05/2014, Đại hội đồng Y tế Thế giới tiếp tục phê duyệt kế hoạch mở rộng độ bao phủ chăm sóc tiến bộ, nhu cầu cho những người mắc bệnh tự kỷ, cải thiện chăm sóc sức khỏe tốt hơn cho những người khuyết tật, kết hợp tốt hơn việc sử dụng y học cổ truyền, nâng cao nhận thức về bệnh vẩy nến.

 

Đại hội đồng y tế thế giới phê duyệt chiến lược y học cổ truyền của WHO giai đoạn 2014-2023. Y học cổ truyền bao gồm một loạt các phương pháp điều trị và khám lâm sàng khác nhau ở mỗi vùng và mỗi quốc gia. Chiến lựợc này nhằm xây dựng cơ sở tri thức cho chính sách mỗi quốc gia và tăng cường đảm bảo chất lượng, an toàn, sử dụng hiệu quả, hợp lý về y  học cổ truyền. Việc này cũng hướng tới thúc đẩy bảo hiểm y tế toàn dân bằng cách tích hợp dịch vụ y tế và y học cổ truyền vào chăm sóc sức khỏe người dân và chăm sóc tại nhà.

 

Kế hoạch hành động cho người khuyết tật

 

Một kế hoạch hành động của WHO về nhóm người khuyết tật trên toàn cầu giai đoạn 2014-2021 nhằm mục đích cải thiện sức khỏe và chất lượng cuộc sống của một tỷ người trên thế giới khuyết tật bằng cách cải thiện khả năng tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe và tạo mới, tăng cường các dịch vụ và công nghệ hiện đại có để giúp họ có được hoặc khôi phục các khả năng vận động và phục hồi một số chức năng. Nó cũng nhằm mục đích tăng cường cơ sở dữ liệu và phục vụ cho nghiên cứu.

 

Người khuyết tật có nhu cầu chăm sóc sức khỏe cơ bản giống như những người khác, nhưng họ gặp phải từ chối về chăm sóc dịch vụ y tế và nhiều khả năng bị đối xử tệ tại các cơ sở y tế. Cứ bảy người có một người trên thế giới mắc khuyết tật. Hiện nay, tuổi thọ con người cũng tăng lên và bệnh mãn tính cũng tăng lên, nhiều người có nguy cơ mắc khuyết tật. Yếu tố nguy cơ có thể đến từ tai nạn giao thông đường bộ, ngã, bạo lực, thiên tai, xung đột, chế độ ăn uống không lành mạnh và lạm dụng các chất có thể dẫn đến khuyết tật.

 

Rối loạn phổ tự kỷ

 

Hội đồng Y tế kêu gọi các quốc gia thành viên trong các chương trình chính sách liên quan đến rối loạn phổ tự kỷ và sự phát triển, sức khỏe tâm thần của trẻ em và vị thành niên . Điều này có nghĩa là cần phải tăng cường hơn nữa năng lực của hệ thống y tế và chăm sóc xã hội để cung cấp dịch vụ y tế cho các cá nhân có hành vi phát triển rối loạn thể tự kỷ, tạo điều kiện thuận lợi để gia đình họ có thể chuyển sự tập trung chăm sóc tại các cơ sở y tế sang dịch vụ chăm sóc phi y tế tại cộng đồng dân cư. Chính vì vậy cải thiện hệ thống giám sát y tế để đảm bảo có thể chẩn đoán và điều trị kịp thời rối loạn phổ tự kỷ tại các quốc gia, cần có kế hoạch hành động cụ thể về sức khỏe tâm thần của WHO giai đoạn 2013-2020.

 

Rối loạn phổ tự kỷ bao gồm một loạt các rối loạn phát triển trong đó bao gồm bệnh tự kỷ, hội chứng Asperger (một dạng của các rối loạn gọi là phát triển lan tỏa hay rối loạn phổ tự kỷ). Trên toàn thế giới, hầu hết mọi người bị bệnh tự kỷ và gia đình của họ không nhận được bất kỳ sự chăm sóc từ hệ thống y tế và chăm sóc xã hội .

 

Tăng cường chăm sóc thiết yếu như một phần của chăm sóc toàn diện

 

Ngày nay, nhiều quốc gia nhấn mạnh sự cần thiết của các dịch vụ chăm sóc thiết yếu sẽ tiếp tục tăng, một phần là do sự lan rộng ngày càng tăng của các bệnh không lây và sự già hóa đang diễn ra ở nhiều quốc gia. Tổ chức y tế thế giới đã kế hoạch hành động toàn cầu nhằm phòng ngừa và kiểm soát các bệnh không lây nhiễm giai đoạn 2013-2020 đối với các quốc gia thành viên và trong khuôn khổ hoạt động giám sát toàn cầu của mình.

 

Nguồn Tổ chức Y tế thế giới (WHO)


Tag: 500 đại biểu đăng kýáp dụng hơn 20 nghị quyếtbiếtcàng phức tạpđại biểugần 3hạng mục chương trình nghị sựhội đồngnghị quyếtphản ánhsố lượng kỷ lụcsự quan tâm sâu sắctầm quan trọngtế công cộngtế đã diễn ra hết sức sôi nổitế thế giới lần thứ 67 đã khép lạithực trạng hiện naytiến sĩ margaret chantoàn cầutổng giám đốcvăn bảnvấn đềvấn đề sức khỏeviệc giải quyếtwho
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
TẠP CHÍ YHDP
QUAN HỆ HỢP TÁC
TVWHO
TVWHO
TVWHO
TVWHO
TVWHO
TVWHO
TVWHO
TVWHO
TVWHO
VIDEO CLIP
BACK TO TOP