Chiến lược chính sách “Quy hoạch phát triển nhân lực y tế giai đoạn 2012-2020″

Quan điểm

 

– Phát triển nhân lực y tế Việt Nam nhằm thực hiện thành công Chiến lược Quốc gia bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân giai đoạn 2012- 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.

– Phát triển nhân lực y tế Việt Nam đảm bảo đủ về số lượng, chất lượng, cơ cấu, phân bố hợp lý theo tuyến, ngành/ lĩnh vực, vùng miền.

– Phát triển nhân lực y tế Việt Nam gắn với yêu cầu phát triển kinh tế -xã hội và hội nhập quốc tế.

 

Toàn cảnh cuộc họp 


Mục tiêu

 

Mục tiêu chung

 

Phát triển nhân lực y tế đủ số lượng, chất lượng, cơ cấu và phân bố hợp lý, để góp phần nâng cao chất lượng công tác y tế, dân số, và đáp ứng nhu cầu về bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe của nhân dân hướng tới mục tiêu công bằng, hiệu quả và phát triển.

 

Mục tiêu cụ thể

 

1. Phát triển nhân lực y tế đủ về số lượng, chất lượng, có cơ cấu và phân bố hợp lý.

2. Nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực y tế đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội và hội nhập quốc tế.

3. Nâng cao năng lực quản lý điều hành nhân lực y tế.

4. Xây dựng chế độ, chính sách, môi trường làm việc và chế độ đãi ngộ hợp lý cho nhân lực y tế, đặc biệt là ở các vùng miền núi, khó khăn, vùng có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số, và một số lĩnh vực kém thu hút.

 

 

 

Các giải pháp chủ yếu

 

Đổi mới, tăng cường công tác quản lý nhà nước, quản trị nhân lực y tế

 

– Nâng cao năng lực, hiệu lực và hiệu quả hoạt động của bộ máy quản lý và các cán bộ quản lý, phát triển nhân lực y tế các cấp.

– Tăng cường năng lực xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển và dự báo nhu cầu nhân lực y tế ở các tuyến.

– Xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về nguồn nhân lực y tế. Tăng cường hệ thống thông tin nhân lực y tế phục vụ công tác xây dựng qui hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển nhân lực y tế cũng công tác quản lý, sử dụng và đánh giá cán bộ.

– Tăng cường hiệu lực của hoạt động kiểm tra, giám sát đối với việc thực hiện các chính sách về nhân lực y tế để kịp thời tham mưu điều chỉnh sửa đổi những bất cập trong chính sách hiện hành.

– Tăng cường sự chỉ đạo của Chính phủ, phối kết hợp của các Bộ/Ngành/UBND các tỉnh thành trong công tác xây dựng chính sách liên quan đến nhân lực y tế.

– Tăng cường công tác quản lý đào tạo trong các cơ sở đào tạo nhân lực y tế. Sắp xếp lại hệ thống các cơ sở đào tạo nhân lực y tế.

Quản lý, sử dụng và duy trì nhân lực y tế

– Đổi mới, xây dựng các chính sách, cơ chế, công cụ để quản lý hiệu quả nguồn nhân lực y tế như qui trình hoạt động chuẩn, bản mô tả chức năng, nhiệm vụ, vị trí việc làm, theo dõi, giám sát, đánh giá kết quả hoạt động của nhân lực y tế, thực hiện chế độ đãi ngộ gắn với mức độ hoàn thành công việc.

– Có chính sách ưu tiên về giáo dục, đào tạo tuyển dụng, và sử dụng nhân lực y tế cho các chuyên khoa khó tuyển và vùng khó khăn, y tế các tuyến huyện, xã. Coi trọng hơn nữa công tác tuyển dụng và sử dụng nhân lực y tế.

– Nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý.

– Có các chính sách để bảo vệ quyền lợi và rủi ro nghề nghiệp cho viên chức y tế

– Cải thiện môi trường, điều kiện làm việc cho viên chức y tế, đặc biệt ở chuyên ngành khó tuyển, vùng khó khăn, và y tế cơ sở.

 

Giải pháp về đào tạo

 

Phát triển các cơ sở đào tạo, đội ngũ giảng viên và nâng cao chất lượng đào tạo.

 

Nâng cao chất lượng, hiệu quả và tính năng động của các cơ sở giáo dục chuyên nghiệp, dạy nghề và đào tạo liên tục trong lĩnh vực y tế.

Khuyến khích và hỗ trợ phát triển các cơ sở đào tạo nhân lực y, dược ngoài công lập.

 

Tăng cường đào tạo nâng cao trình độ đội ngũ giảng viên, phấn đấu đạt và vượt chỉ tiêu đề ra về số lượng, chất lượng đội ngũ giảng viên của các cơ sở đào tạo. Liên kết với các cơ sở đào tạo có uy tín, mời cán bộ giảng có trình độ, kinh nghiệm từ các cơ sở đào tạo nước ngoài đến giảng dạy.

 

Cập nhật chương trình đào tạo ở mọi loại hình và trình độ đào tạo. Khuyến khích một số cơ sở đào tạo đủ điều kiện tổ chức liên kết đào tạo với các trường danh tiêng trong khu vực và quốc tế, đào tạo theo chương trình tiên tiến.

 

Thường xuyên cải tiến phương pháp dạy/học, lấy người học làm trọng tâm, dạy/học dựa vào bằng chứng.

 

Các trường thuộc khu vực ngoài công lập: có quy mô từng trường khác nhau theo quan hệ cung cầu của thị trường lao động và năng lực của bản thân trường. Các trường sẽ được cho phép mở các mã ngành đào tạo ở các bậc đào tạo như các trường công lập khi đáp ứng đủ điều kiện của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Y tế.

 

Các bệnh viện Trung ương:tham gia đào tạo sau đại học đặc thù của ngành y tế (chuyên khoa định hướng, chuyên khoa cấp I, chuyên khoa cấp II, Bác sĩ nội trú) và đào tạo liên tục, chuyển giao kỹ thuật,.. trên cơ sở phối hợp chặt chẽ với các trường đại học y dược và được Bộ Y tế giao nhiệm vụ.

 

 

 

Mạng lưới các cơ sở đào tạo

 

+ Trường đại học

 

– Thành lập hai Đại học khoa học Sức khỏe trên cơ sở Trường Đại học Y Hà Nội và các trường thành viên khác (Đại học Dược Hà Nội, Đại học Y tế công cộng, Học viện Y Dược học cổ truyền), và Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh. Đây là các trường trọng điểm quốc gia, có các khóa học đào tạo bằng tiếng nước ngoài và đến năm 2020 đạt các tiêu chí cơ bản tương đương với các trường có uy tín trong khu vực. Phấn đấu đến 2020, trường Đại học Y Dược Huế trở thành trường trọng điểm quốc gia.

– Vùng Tây Bắc: đề xuất thành lập khoa y dược thuộc Đại học Tây Bắc, đào tạo nhân lực y tế bậc đại học.

– Vùng Đông Bắc: đề xuất thêm một trường hoặc khoa y dược trong trường đại học đa ngành đào tạo nhân lực y tế bậc đại học. Việc mở thêm trường ở đâu và lúc nào sẽ phụ thuộc vào việc mở đại học đa ngành tại khu vực này cũng như năng lực của trường trong giai đoạn tới.

– Vùng đồng bằng Sông Hồng: khuyến khích thành lập trường hoặc khoa y dược ngoài công lập đào tạo bậc đại học y dược.

– Vùng Duyên hải miền Trung: thành lập trường Đại học Kỹ thuật Y Dược Đà Nẵng trên cơ sở trường Cao đẳng Kỹ thuật Y tế II – Bộ Y tế. Khuyến khích việc thành lập trường ngoài công lập đào tạo bác sỹ và dược sỹ.

– Vùng Tây Nguyên: thành lập trường Đại học Y dược Tây Nguyên trên cơ sở khoa y thuộc Đại học Tây Nguyên .

– Vùng Đông Nam bộ: khuyến khích thành lập các khoa y dược thuộc các cơ sở đào tạo công lập và đặc biệt là trường đại học ngoài công lập, trường đại học y dược của nước ngoài đào tạo đa ngành, đa bậc học.

– Vùng Đồng bằng Sông Cửu Long: mở rộng quy mô Trường Đại học Y Dược Cần Thơ, khuyến khích thành lập đại học y dược ngoài công lập. Đề xuất mở khoa y dược thuộc Đại học An Giang.

 

+ Trường Cao đẳng, trung cấp và dạy nghề

 

– Mỗi tỉnh có một trường trung cấp hoặc cao đẳng y tế công lập làm công tác đào tạo nhân lực y tế và nhân lực cho lĩnh vực dân số bậc cao đẳng, trung cấp và thực hiện đào tạo liên tục, giáo dục thường xuyên.

– Mở các lớp dạy nghề trong các trường cao đẳng, trung cấp y dược.

– Mở thêm các khoa hoặc trường đào tạo công nhân thiết bị y tế tại miền Trung (Đà Nẵng) và miền Nam (TP Hồ Chí Minh). Tại các trường cao đẳng có đủ năng lực mở các lớp công nhân thiết bị y tế.Đào tạo và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực nghề ở các trình độ khác nhau về các lĩnh vực: thiết bị y tế; công tác xã hội y tế; …

– Điều tiết việc mở thêm và tăng quy mô các trường ngoài công lập đào tạo trung cấp, cao đẳng y dược ở các thành phố lớn để bảo đảm chất lượng, tránh tình trạng mất cân đối giữa đào tạo và sử dụng nhân lực y tế bậc trung cấp.

 

+ Các cơ sở thực hành

 

– Thực hiện kết hợp viện trường trong đào tạo nhân lực y tế theo quy định thống nhất của Bộ Y tế. Khai thác khả năng của các bệnh viện, các viện nghiên cứu, trung tâm khoa học, các bệnh viện trực thuộc tỉnh, thành kết hợp với các trường đại học đào tạo các bậc học, đặc biệt là hệ sau đại học, đào tạo chuyển giao công nghệ, đào tạo chuyên gia .

– Các bệnh viện, viện nghiên cứu tăng cường đào tạo định hướng chuyên khoa cùng với các trường.

– Bộ Y tế quy định trách nhiệm của bệnh viện, viện nghiên cứu, các cơ sở sản xuất dược phẩm, các trung tâm khoa học và hệ thống y tế địa phương trong việc kết hợp với các cơ sở đào tạo nhân lực y tế theo thẩm quyền.

– Bệnh viện thực hành của các trường là cơ sở thực hành, nghiên cứu khoa học và khám chữa bệnh cho nhân dân.

 

+ Loại hình cơ sở đào tạo

 

– Trường công lập: các trường được đầu tư từ ngân sách nhà nước, đào tạo y dược và các khoa y dược trong trường đào tạo đa ngành, đa cấp.

– Trường ngoài công lập: các trường đào tạo y dược hoặc đa ngành. Gồm các trường có 100% vốn đầu tư nước ngoài hoặc liên kết, liên danh.

 

Hệ thống đào tạo nhân lực y tế bao gồm các loại hình đào tạo sau đây:

 

– Đào tạo chính quy: là loại hình đào tạo chính, dần dần chiếm đa số số lượng học viên trong trường. Khuyến khích và có chính sách hỗ trợ người theo học các chuyên ngành có sức thu hút thấp, các ngành học và bậc học phục vụ các đối tượng chính sách xã hội của Đảng và Nhà nước.

– Đào tạo hợp đồng theo địa chỉ: là loại hình dựa trên nhu cầu của các địa phương. Đây là giải pháp trước mắt để đáp ứng theo nhu cầu xã hội cho các vùng khó khăn. Loại hình này sẽ được hạn chế dần và chấm dứt khi các địa phương đã có đủ số cán bộ theo định biên. Đào tạo hợp đồng theo địa chỉ giữa các cơ sở đào tạo và cơ sở giáo dục thường xuyên đối với các nhu cầu của địa phương về đào tạo liên tục, đào tạo chuyên gia, đào tạo chuyển giao kỹ thuật cho các bác sỹ, dược sỹ của tỉnh, thành phố.

– Đào tạo liên thông:bác sỹ và dược sỹ đại học hệ chính quy tập trung.

– Đào tạo cử tuyển: thực hiện theo đúng quy định của Nhà nước.

– Đào tạo vừa làm vừa học: đào tạo nâng bậc (không áp dụng cho bác sỹ và dược sỹ trình độ đại học), đào tạo sau đại học đối với chuyên khoa không cần thực hành nhiều ở bệnh viện.

– Đào tạo văn bằng hai: tùy theo nhu cầu và chuyên ngành cụ thể.

– Đào tạo cấp chứng chỉ cho người học có yêu cầu: theo công thức “1+N” (một bằng chuyên môn chính quy, một hoặc nhiều chứng chỉ chuyên ngành khác).

– Đào tạo liên tục cập nhật kiến thức, kỹ năng và thái độ cho cán bộ y tế.

 

+ Các trình độ đào tạo

 

Hệ thống đào tạo nhân lực y tế sẽ thực hiện đào tạo ở các trình độ:

 

– Sơ cấp nghề

– Trung cấp chuyên nghiệp và trung cấp nghề

– Cao đẳng chuyên nghiệp và cao đẳng nghề

– Đại học: có thời gian đào tạo 4 năm (các loại cử nhân), 5 năm (dược sỹ ) và 6 năm (bác sỹ). Mở rộng và cân đối quy mô đào tạo theo các bậc học, ngành học nhằm: đáp ứng nhu cầu đa dạng về nhân lực thực hiện nhiệm vụ phòng bệnh; khám, chữa bệnh, dân số KHHGĐ, phục hồi chức năng; sản xuất, phân phối thuốc và trang thiết bị y tế; tăng cường tiềm lực nghiên cứu khoa học y học phù hợp với điều kiện kinh tế – xã hội và trình độ khoa học công nghệ của đất nước, phấn đấu tiếp cận với các nước phát triển trong khu vực và thế giới.

– Sau đại học: đào tạo sau đại học sẽ thực hiện theo hai hệ thống:

Hệ thống đào tạo sau đại học hàn lâm giống như các ngành khác bao gồm đào tạo thạc sỹ và tiến sỹ.

Hệ thống đào tạo sau đại học hệ thực hành đặc thù: bao gồm bác sỹ nội trú, chuyên khoa cấp I và chuyên khoa cấp II.

 

+ Hệ thống kiểm định chất lượng giáo dục nhân lực y tế

 

– Ban hành các bộ tiêu chuẩn kiểm định, qui trình kiểm định các cơ sở đào tạo thuộcnhóm ngành khoa học sức khỏe, dựa trên tiêu chuẩn và qui trình chung do Bộ Giáo dục và Đào tạo đề ra.

– Phối hợp với Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng của Bộ Giáo dục và Đào tạo tiến hành kiểm định các cơ sở đào tạo nhân lực y tế.

 

+ Hệ thống đào tạo bồi dưỡng cán bộ y tế: bên cạnh các trường đại học, cao đẳng và trung cấp y dược, sẽ thành lập các trung tâm đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý y tế tại ba khu vực bắc, trung, nam tiến tới thành lập các trường đào tạo bồi dưỡng cán bộ y tế.

 

Giải pháp về tài chính

Các nguồn vốn sẽ được sử dụng:

– Vốn ngân sách nhà nước;

– Vốn ODA;

– Vốn xã hội hóa.

 

Nguồn Cục khoa học công nghệ và đào tạo – Bộ y tế


Tag: 16 tháng 3 năm 2012 phê duyệtquy hoạch phát triển nhân lựctế đã ký quyết định số 816/qđ-byttế giai đoạn 2012-2020″
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
TẠP CHÍ YHDP
QUAN HỆ HỢP TÁC
TVWHO
TVWHO
TVWHO
TVWHO
TVWHO
TVWHO
TVWHO
TVWHO
TVWHO
VIDEO CLIP
BACK TO TOP