3 cách đối phó với trời nồm để tránh mắc bệnh


14/3/2017

Theo dự báo, miền Bắc sẽ tiếp tục duy trì tình trạng ẩm ướt trong những ngày tới. Tiết trời nồm, ẩm ướt kéo dài khiến người dân cảm thấy vô cùng khó chịu. Độ ẩm không khí quá cao, nền nhà, tường đều chảy nước, nấm mốc, vi khuẩn sinh sôi phát triển là những tác nhân khiến trẻ em đổ bệnh. Nếu trẻ không được điều trị và chăm sóc đúng cách sẽ gây ra những biến chứng nặng, thậm chí nguy hiểm tính mạng.
Theo các bác sĩ, nhóm bệnh chủ yếu ở trẻ thời điểm này là bệnh viêm phổi, tiểu phế quản, hen… Đặc biệt với những trẻ có cơ địa dị ứng, bị hen phế quản rất dễ lên cơn hen trong thời tiết này do tác động của không khí ẩm, lại thêm tác nhân nấm mốc ở ngay trong nhà khiến cơn hen bùng phát.
Do đó, việc giữ vệ sinh môi trường sống cho trẻ tránh nguy cơ mắc bệnh cần được coi trọng.

1. Không nên sử dụng thảm trải sàn


Trước tình hình thời tiết ẩm ướt, PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, Nguyên Trưởng khoa Nhi, BV Bạch Mai khuyến cáo, với những vật dụng mà trẻ hay tiếp xúc cần giặt giũ thường xuyên, phơi phóng khô ráo.

Trong phòng ngủ của trẻ nên dùng máy hút ẩm, quần áo khi mặc nên sấy, là khô lại nhằm loại bỏ những dị nguyên có thể gây cơn hen phế quản cho trẻ. Trong phòng cũng không nên sử dụng thảm trải sàn.

Đặc biệt cần chú ý tới những tủ sách lâu năm trong gia đình. Đã có rất nhiều trường hợp lên cơn hen cấp tính phải nhập viện, sau khi cho trẻ chơi, đọc những quyển sách đó khiến trẻ hít phải bụi, mốc từ sách và lên cơn hen.

2. Thay chăn ga thường xuyên

Nếu độ ẩm không khí tăng cao, hãy đóng kín cửa để hạn chế không khí ẩm vào nhà. Không lau nhà bằng khăn ướt mà dùng các khăn khô thấm hút nước tốt lâu khô sàn nhà. Thay chăn ga thường xuyên để phòng ẩm, nấm mốc ở chăn ga có thể là dị nguyên gây bệnh cho trẻ.

3. Không mặc quần áo ẩm

“Tuyệt đối không được mặc quần áo ẩm cho trẻ mà phải sấy, là khô nhằm loại bỏ những dị nguyên có thể gây cơn hen phế quản cho trẻ”- TS Dũng nhấn mạnh.
Trong nhà nên xếp các đồ dễ bị ẩm mốc lên cao, không tiếp xúc trực tiếp với mặt đất. Để thoáng gầm giường, tủ… để tránh mọc nấm mốc không biết.
Trẻ em là đối tượng rất nhạy cảm với thời tiết, nên rất dễ nhiễm bệnh. Vì thế, cha mẹ cần thường xuyên kiểm tra phản ứng cơ thế của trẻ. Trẻ cần được uống đủ nước và ăn đồ ăn dễ tiêu hoá, ăn nhiều hoa quả để tăng sức đề kháng, phòng bệnh.

Để bệnh không biến chứng nặng, các bác sĩ khuyếncáo, khi trẻ mắc bệnh đường hô hấp với các dấu hiệu ho, sốt, sổ mũi, khó thở… cácbậc cha mẹ cần cho trẻ đi khám bệnh kịp thời với các bác sĩ chuyên khoa. Trongquá trình điều trị cần tăng cường dinh dưỡng cho trẻ để nâng cao sức để kháng,vệ sinh mũi họng sạch sẽ tránh mầm bệnh còn lưu trong cơ thể lâu hơn.

Ngoài ra, cần kiểm soát dấu hiệu bệnh nặng lên theo nhịp thở nhanh khi trẻ đangnằm yên, không khóc, không bú. Chú ý quan sát nhịp thở của trẻ, thông thườngtrẻ dưới 2 tháng, nhịp thở nhanh khi nhịp thở của trẻ trên 60 lần; 2 tháng đến1 tuổi, nhịp thở nhanh khi trên 50 lần; trẻ trên 1 tuổi đến 5 tuổi, nhịp thởnhanh khi trên 40 lần. Trẻ sốt được điều trị nhưng không thuyên giảm, ăn uốngkém, trẻ bị li bì hoặc kích thích… thì gia đình cần đưa đi cơ sở y tế.

Cha mẹ cần chú ý vệ sinh sạch sẽ, đảm bảo môi trường sống phù hợp cho trẻ vàtránh tiếp xúc với nguồn lây bệnh; đưa con đi tiêm phòng đầy đủ để tạo miễndịch cho trẻ.

Nguon suckhoedoisong.vn


Tag: ẩm ướt kéo dài khiến người dân cảm thấy vôdễ đổ bệnhkhó chịutrẻ em
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
TẠP CHÍ YHDP
QUAN HỆ HỢP TÁC
TVWHO
TVWHO
TVWHO
TVWHO
TVWHO
TVWHO
TVWHO
TVWHO
TVWHO
VIDEO CLIP
BACK TO TOP